Sáng 20/11, thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Quốc hội và các Đoàn ĐBQH tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại những "lời hứa” của các bộ, ngành; đặc biệt những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện phải bám sát, theo đến cùng. Đồng thời, thường xuyên tổ chức rà soát lại những kết quả trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành để đôn đốc, theo dõi thực hiện.





Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận.

Tạo niềm tin trong cử tri và Nhân dân.

Qua nghiên cứu báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình và đánh giá cao trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến trách nhiệm giải quyết của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành.

Phải khẳng định rằng, trong thời gian qua, với sự tập trung quyết liệt của Quốc hội, cùng với đó là sự chủ động phối hợp của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, việc xem xét, nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị cử tri đã có những thay đổi tích cực. Nhận thức của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương liên quan đến công tác tiếp nhận, xử lý các ý kiến, kiến nghị cử tri được coi trọng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, đánh giá kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình. Điều này thể hiện tính cầu thị, trách nhiệm trong tiếp thu của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị của cử tri và Nhân dân đã góp phần quan trọng tháo gỡ có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân; giải quyết căn bản tình trạng đơn, thư khiếu nại tố cáo kéo dài, vượt cấp, là nguyên nhân của mất an ninh trật tự ở cơ sở, tạo niềm tin trong cử tri và Nhân dân.

Khẳng định tinh thần chủ động đổi mới của Quốc hội

Theo số liệu báo cáo, thông qua tiếp xúc cử tri của các vị ĐBQH đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.765 kiến nghị cử tri. Trong đó, 69 kiến nghị liên quan đến hoạt động Quốc hội; 2.605 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành; 61 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; 30 kiến nghị liên quan đến công tác của các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương. Tất cả các kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được Quốc hội chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định. Kết quả giải quyết đến nay có 2.761/2.765 kiến nghị được giải quyết trả lời (đạt 99,5%). Với tỷ lệ giải quyết rất cao, 99,5%, các nội dung giải quyết kiến nghị cử tri đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân. Nhiều nội dung kiến nghị cụ thể của cử tri được Chính phủ, bộ, ngành nghiên cứu, xem xét đưa ra các giải pháp thiết thực, có lộ trình.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội đã có sự đổi mới trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của vấn đề giám sát tối cao của Quốc hội. Thông qua việc tiếp thu ý kiến cử tri của các địa phương, trong hoạt động chất vấn, giám sát đã có rất nhiều thay đổi, từ khâu lựa chọn, quyết định nội dung chất vấn và giám sát đã bám vào thực tiễn, lựa chọn đúng, trúng nhiều vấn đề nóng, bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều nội dung trả lời kiến nghị của các bộ, ngành Trung ương tiếp tục được các ĐBQH giám sát, cho thấy sự quyết liệt xem xét đến cùng các kiến nghị, cũng như trả lời kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

"Điều này càng khẳng định tinh thần đổi mới, đồng hành của Quốc hội với Chính phủ. Nhiều nội dung trả lời kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành được cử tri và Nhân dân đánh giá cao như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”, ĐBQH Đặng Bích Ngọc nhấn mạnh.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện "lời hứa”

Bên cạnh những kết quả rất tích cực đã đạt được trong giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương thì công tác tiếp nhận, trả lời kiến nghị cũng còn những vấn đề tồn tại, hạn chế như: việc tổng hợp báo cáo của một số Đoàn còn chậm, có những nội dung các tỉnh tổng hợp gửi Trung ương nhưng chưa đúng thẩm quyền; vẫn còn những nội dung trả lời của một số bộ, ngành chưa sát, đúng và trúng, kéo dài, nội dung trả lời chung chung, không rõ ràng, khó cho các địa phương thực hiện; có nhiều kiến nghị liên quan đến việc giải quyết của nhiều bộ, ngành Trung ương chưa được các bộ, ngành quan tâm đúng mức, trách nhiệm đối với mỗi cơ quan còn hạn chế, còn sự đùn đẩy trách nhiệm; có những kiến nghị liên quan đến sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách vẫn chưa được xem xét giải quyết kịp thời; một số nội dung tuy đã có trả lời nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của cử tri và Nhân dân; còn để tình trạng người dân phải kiến nghị nhiều lần. Nhiều nội dung kiến nghị của cử tri và Nhân dân cũng không thể trả lời được ngay, cần có thời gian để các bộ, ngành tham mưu; cũng có nội dung khó có thể trả lời được. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả giải quyết không đạt 100%. 

Tại báo cáo giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những vụ việc cụ thể chưa được giải quyết thực hiện. Có những kiến nghị đã được đưa ra tại nhiều kỳ họp Quốc hội, các khóa Quốc hội nhưng cho đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết triệt để, tạo sự mong chờ trong cử tri và Nhân dân. Việc Quốc hội đưa nội dung giám sát việc giải quyết trả lời kiến nghị của cử tri và Nhân dân vào Chương trình thảo luận nghị trường cho thấy hoạt động của Quốc hội đã rất đổi mới, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiếp thu nhiều ý kiến, kiến nghị cử tri trong hoạt động của Quốc hội, như: công tác xây dựng luật, công tác giám sát đã có nhiều đổi mới; hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng bộ, lấy quyền và lợi ích chính đáng của người dân làm trung tâm.

Để tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác giải quyết kiến nghị của cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị: Các Đoàn ĐBQH cần chủ động thực hiện sớm hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp; tổng hợp, phân loại chính xác các kiến nghị gửi tới các cơ quan có thẩm quyền theo quy định về thời gian và bảo đảm đúng nội dung. Bên cạnh đó, Quốc hội, các Đoàn ĐBQH cần tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại những "lời hứa” của các bộ, ngành; đặc biệt, những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện thì phải bám sát, theo đến cùng. Đồng thời, Quốc hội nên thường xuyên tổ chức rà soát lại những kết quả trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành để có đôn đốc, theo dõi thực hiện.

Mặt khác, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương thường xuyên chỉ đạo và đưa kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri vào thành một nội dung về công tác thi đua - khen thưởng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành để chỉ đạo thực hiện.


Ngô Hường
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)


Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục