Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định Tết trồng cây góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo vệ cảnh quan môi trường, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Bác chỉ rõ: "Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều... Nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta…”.


Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024.

Khắc ghi lời dạy của Người, mỗi khi Xuân về, khắp mọi miền đất nước lại sôi nổi phong trào trồng cây, gây rừng. Và Tết trồng cây đã trở thành nét đẹp, truyền thống của dân tộc Việt Nam, được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng. Qua đó góp phần nâng cao độ che phủ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát huy tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái.

Đối với tỉnh Hoà Bình có diện tích đồi núi lớn, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ và tác động của biến đổi khí hậu, vì vậy việc trồng cây, trồng rừng càng có ý nghĩa quan trọng, cấp bách. Thực hiện lời dạy của Bác "Mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, suốt nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, khu dân cư và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, thiết thực góp phần phát triển KT-XH, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Theo UBND tỉnh, năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng các địa phương trong tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, triển khai quyết liệt các giải pháp. Kết quả toàn tỉnh đã trồng được trên 8 nghìn ha rừng tập trung, 942 nghìn cây phân tán; xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 400 tỷ đồng; độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 51,5% đều đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại; thu dịch vụ môi trường rừng đạt trên 21 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính quan trọng và bền vững hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần vào đảm bảo an ninh rừng tại địa phương.

Kết quả đạt được là rất quan trọng, song UBND tỉnh cũng đánh giá, lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm; chính sách đầu tư trong lâm nghiệp còn thấp; kết cấu hạ tầng cho phát triển sản xuất lâm nghiệp yếu kém, thiếu đồng bộ; tỷ lệ rừng trồng gỗ lớn và diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững thấp, chưa hình thành được vùng sản xuất gỗ lớn tập trung. Đời sống, thu nhập của người dân làm nghề rừng tuy được cải thiện nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có...

Đối với phong trào Tết trồng cây, thực tế cũng cho thấy ở đâu đó còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Có nơi việc phát động Tết trồng cây được tổ chức rầm rộ, song công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng lại chưa tốt, dẫn đến cây chậm phát triển, thậm chí cây chết hay bị phá hoại.

Một mùa Xuân mới đã về mang theo niềm tin, hy vọng và Tết trồng cây lại tới để ươm trồng những mầm xanh mới. Nhằm chuẩn bị tổ chức tốt phong trào Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn và tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, UBND tỉnh đã sớm ban hành Chỉ thị về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức, thiết thực và hiệu quả, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng  cây, gây rừng; các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái... 

Xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với triển khai Kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và du lịch sinh thái nâng cao giá trị đa dụng của rừng. Việc tổ chức triển khai phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp…

Đặc biệt, việc tổ chức phát động "Tết trồng cây” cần thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng. Ngoài trồng rừng tập trung, tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu văn hóa - lịch sử, hành lang giao thông...

Theo đó, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu thực hiện kế hoạch trồng 5.550 ha rừng tập trung, trồng cây phân    tán 906.200 cây các loại; tổ chức chăm sóc tốt cây trồng các năm và quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có…

Bình Giang


Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục