Trong bài viết "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh 3 nhiệm vụ trọng tâm các cấp ủy cần tập trung, đó là: Thảo luận, thông qua Văn kiện đại hội cấp mình và góp ý với dự thảo văn kiện Đại hội cấp trên, văn kiện Đại hội XIV của Đảng; lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy các cấp; hoàn thiện nhân sự trong hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương.
Các nhà khoa học, trí thức Thủ đô đều nhận thấy, bài viết này không chỉ mang ý nghĩa định hướng mà còn thể hiện sự quyết tâm chính trị của Đảng trong việc chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Nhân sự tác động đến chất lượng thực thi thể chế
Tiến sỹ khoa học Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, đối với một kỳ đại hội, văn kiện đại hội và nhân sự lãnh đạo chủ chốt là 2 nhiệm vụ quan trọng nhất. Mối quan hệ giữa thể chế và nhân sự của hệ thống chính trị mang tính tương hỗ và có ảnh hưởng qua lại chặt chẽ; trong đó, thể chế quyết định cơ cấu và hoạt động của nhân sự; nhân sự tác động đến chất lượng thực thi thể chế. Sự hài hòa giữa thể chế và nhân sự quyết định hiệu quả lãnh đạo và quản trị đất nước.
Trong bài viết "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030", Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh "Nhân sự tham gia cấp ủy, các nhân sự được lựa chọn đi dự đại hội cấp trên phải là tinh hoa của Đảng, thật sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, bản lĩnh, trí tuệ; có tầm nhìn và tư duy chiến lược…mạnh dạn, sáng tạo trong đóng góp ý kiến để giúp đại hội đề ra được các quyết sách đúng đắn” đáp ứng những yêu cầu mới, nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Theo Tiến sỹ Nghiêm Vũ Khải, một thể chế tốt nhưng nhân sự yếu kém sẽ dẫn đến thực thi kém, quan liêu hoặc tham nhũng. Ngược lại, nhân sự giỏi nhưng thể chế bất cập sẽ gây ra khó khăn, cản trở sự phát triển. Khi cả hai yếu tố đều tốt, bộ máy chính quyền sẽ vận hành hiệu quả, minh bạch và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Nhằm bảo đảm sự thống nhất, hài hòa giữa xây dựng chính sách, thể chế với công tác nhân sự trong quá trình tiến hành Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tiến sỹ Khải cho rằng, việc lồng ghép công tác xây dựng chính sách, thể chế với công tác nhân sự cần tuân theo các nguyên tắc: Đảng lãnh đạo toàn diện, bảo đảm tính thống nhất giữa thể chế và nhân sự; công khai, minh bạch và dân chủ; gắn kết giữa thể chế và nhân sự theo hướng "chọn người tài để thực thi chính sách đúng"; kế thừa và đổi mới trong quy hoạch cán bộ; hiệu quả và thực tiễn, tránh hình thức; giám sát, kiểm tra và trách nhiệm giải trình... để đảm bảo thành công của cả hai nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, công tác nhân sự phải đảm bảo tính kế thừa, phát triển, tránh tình trạng gián đoạn hoặc xáo trộn lớn; đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đúng quy trình, phát huy vai trò giám sát của tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân… Bên cạnh đó, nhân sự lãnh đạo cấp chiến lược cần có tư duy đổi mới, có tầm nhìn để thúc đẩy cải cách thể chế, tạo đột phá phát triển. Đặc biệt, cần chú trọng cán bộ trẻ, có năng lực, có tư duy đổi mới nhưng cũng không bỏ qua những cán bộ có kinh nghiệm, đã được rèn luyện qua thực tiễn.
Để chuẩn bị một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín nhằm giới thiệu cho đại hội các cấp xem xét quyết định, Tiến sỹ Nghiêm Vũ Khải đề xuất, thời gian tới, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các tổ chức thành viên cần chủ động phát huy vai trò tư vấn, phản biện, cung cấp các luận cứ khoa học, kinh nghiệm trong nước và quốc tế cho các cấp, tổ chức của Đảng, nhất là về công tác xây dựng thể chế và công tác nhân sự. Giới trí thức cần tích cực đóng góp các khuyến nghị dựa trên nghiên cứu để hoàn thiện chính sách, đảm bảo hệ thống thể chế được xây dựng một cách khoa học và có tầm nhìn dài hạn; đóng góp cho việc xây dựng các cơ chế nhằm duy trì tính nhất quán trong chính sách qua các giai đoạn chuyển giao lãnh đạo.
Lựa chọn đúng cán bộ giúp nâng cao uy tín của Đảng
Theo Giáo sư Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bài viết "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030" của Tổng Bí thư đã nêu rất thẳng thắn những hạn chế về thể chế đã tồn tại lâu năm, những thách thức mà đất nước đang đối mặt, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học, công nghệ và nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình", những vấn đề và thời điểm nhạy cảm có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, chống phá cách mạng. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ cho Đảng bộ các cấp khi tổ chức đại hội là việc tham gia ý kiến vào dự thảo Văn kiện đại hội cấp trên, dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng; chú trọng công tác chuẩn bị nhân sự bầu cấp ủy và bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên và công tác tổ chức, phục vụ Đại hội.
Trong ba nhiệm vụ trọng tâm Tổng Bí thư nêu, Giáo sư Trần Tuấn Anh quan tâm nhất đến nhiệm vụ lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy các cấp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có tác động quyết định đến sự phát triển của Đảng, hiệu quả lãnh đạo và sự phát triển vững chắc của đất nước trong nhiệm kỳ và giai đoạn tiếp theo.
Để công tác nhân sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn mới, Giáo sư Trần Tuấn Anh đề xuất, công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội cần bám sát tiêu chuẩn cán bộ, lựa chọn những người có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự vì lợi ích chung; đề cao tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, cần những lãnh đạo có tư duy đột phá, không ngại đổi mới, quyết liệt trong hành động. Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để tránh những sai lầm trong công tác nhân sự, ngăn chặn lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền.
Giáo sư Trần Tuấn Anh cho biết, là đảng bộ có hơn 1.300 đảng viên, chủ yếu là các cán bộ nghiên cứu có chức danh khoa học và học vị cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang nghiêm túc và tích cực chuẩn bị Đại hội đảng bộ cấp cơ sở theo kế hoạch; bám sát các quy định của Đảng. Việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ tham gia cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín để giới thiệu cho các Đại hội xem xét quyết định đã được lựa chọn chặt chẽ, thận trọng và quy hoạch từ trước theo quy định về công tác cán bộ.
Hiện Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chỉ định một số tổ chức đảng cấp cơ sở được hợp nhất theo Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, chuẩn bị đại hội. Cùng với đó, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025-2030 đang được tích cực triển khai, đảm bảo Đại hội sẽ được tổ chức thành công tốt đẹp trong quý III/2025.
Theo Baotintuc.vn
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động; tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp đã thành lập đạt 31,25%. Hiện nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 111 dự án đầu tư, bao gồm 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 81 dự án đầu tư trong nước. Các ngành, địa phương đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Sáng 19/2, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ.
Sáng 19/2, tại Hà Nội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì Họp báo về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII trên địa bàn huyện Tân Lạc cho thấy đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện. Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nguyên nhân chủ yếu do mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện. Do đó, việc tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện bộ máy hệ thống chính trị là hết sức cần thiết đối với huyện Tân Lạc.
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, trong đó có 6 bộ mới.
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính.