Từ ngày 1/7/2025, cả nước sẽ không còn tổ chức chính quyền cấp quận, huyện. Một thay đổi lớn trong bộ máy hành chính, hướng tới phục vụ người dân tốt hơn.


TP Hồ Chí Minh sẽ không còn Thành phố Thủ Đức và 23 quận huyện. Chỉ còn hai cấp Thành phố và phường, xã.

Chuyện chưa từng có: quận, huyện sẽ biến mất khỏi bản đồ hành chính

Nhiều người dân đã quen với cụm từ "lên huyện" khi cần xin giấy phép xây nhà, đăng ký khai sinh cho con hay xử lý các thủ tục đất đai. Nhưng bắt đầu từ tháng 7 tới, thói quen ấy sẽ thay đổi – theo hướng thuận tiện hơn, ít tầng nấc hơn, nhờ chủ trương tinh gọn bộ máy, đưa dịch vụ công đến gần dân hơn.

Theo Nghị quyết 60 ngày 12/4, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương hai cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố). Các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ kết thúc từ 1/7 sau khi nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực.

Đây không phải là bước đi ngẫu nhiên, mà là kết quả của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc hiện đại hóa nền hành chính, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Chính phủ và các cơ quan chức năng xác định rõ: Bộ máy càng tinh gọn thì việc xử lý công việc càng nhanh chóng, tránh tình trạng "trên bảo, dưới chưa thông". Việc giảm cấp trung gian giúp cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục, giảm chi phí xã hội. Tập trung nguồn lực cho xã – nơi gần dân nhất, từ đó nâng cao năng lực chính quyền cơ sở, giúp người dân giải quyết mọi thủ tục ngay tại chỗ.

Đi đâu, gặp ai khi không còn cấp huyện?

Băn khoăn lớn nhất của người dân là: "Không còn huyện, tôi biết đi đâu làm giấy tờ?"


Câu trả lời rất rõ ràng:

Cấp xã/phường/thị trấn sẽ tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thông thường: đăng ký hộ tịch, chứng thực, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh cá thể…

Cấp tỉnh đảm nhận các vấn đề tổng hợp, liên ngành, có tính chiến lược cao hơn như quy hoạch, đầu tư, tuyển dụng, xử lý khiếu nại – tố cáo…

Đặc biệt, hệ thống dịch vụ công trực tuyến và trung tâm hành chính công một cửa hiện đại tại các tỉnh, thành sẽ là nơi người dân được hỗ trợ tận tình, chu đáo, nhanh chóng.

Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính được thực hiện theo lộ trình rõ ràng, khoa học, có sự chuẩn bị kỹ càng về nhân sự, cơ sở vật chất và hệ thống thông tin. Cán bộ cấp huyện sẽ được bố trí phù hợp tại các đơn vị mới. Người dân sẽ được hướng dẫn cụ thể về địa điểm, quy trình làm thủ tục, tránh mọi xáo trộn không cần thiết. Các đơn vị tiếp nhận mới được đào tạo, nâng cao năng lực để phục vụ người dân tốt nhất.

Lợi ích của mô hình hai cấp sẽ sớm được người dân cảm nhận. Khi thủ tục nhanh hơn, đơn giản hơn. Chính quyền gần dân, sát việc. Và chính sách triển khai linh hoạt, rõ ràng hơn

Việc bỏ cấp huyện không phải là sự cắt giảm đơn thuần, mà là một bước đổi mới mạnh mẽ vì người dân, vì tương lai đất nước. Trong thời đại chuyển đổi số, mô hình quản lý cồng kềnh sẽ không còn phù hợp. Chính quyền cần đi trước một bước, chủ động thay đổi để đáp ứng kỳ vọng của người dân.

Một người dân vùng sâu như ở Kon Tum sẽ không còn mất cả ngày để "lên huyện, đợi xếp hàng". Một công nhân ở Long An có thể đăng ký khai sinh cho con ngay tại phường, không xin giấy xác nhận nhiều nơi như trước. Từ 1/7 – không còn cấp huyện, nhưng sẽ có một chính quyền gần dân hơn bao giờ hết.



Theo Vtv.vn

Các tin khác


Khai mạc phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 44.

Đảng bộ xã Mỵ Hòa khẳng định vai trò lãnh đạo

Đảng bộ xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi có 13 chi bộ trực thuộc, trong đó có 8 chi bộ khu dân cư, 2 chi bộ nhà trường và các chi bộ công an, quân sự, y tế với 225 đảng viên. Những năm qua, bám sát chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, Đảng bộ xã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Danh sách dự kiến tên gọi của 34 tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính

Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất cao về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).

Hội nghị Trung ương quan trọng và những việc cần làm ngay

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc ngày 12/4/2025 sau 3 ngày làm việc khẩn trương với sự thống nhất tuyệt đối. Có thể coi đây là "hội nghị của những việc cần làm ngay”, "hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử” trong giai đoạn Cách mạng mới của Việt Nam.

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025): Chiến dịch Hồ Chí Minh - quyết chiến và toàn thắng

Tròn 50 năm sau thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 30/4/1975), dấu ấn về trận quyết chiến chiến lược làm thay đổi vận mệnh dân tộc vẫn khắc sâu trong lịch sử. Đây không chỉ là chiến thắng quân sự mang tầm vóc thời đại, mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Sau ba ngày (10 - 12/4) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục