Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tọa lạc tại khu 11, thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Đây là một biểu tượng về sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục và đào tạo cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trường luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân địa phương quan tâm bảo vệ, giữ gìn và trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ.


Kỷ vật của anh hùng Núp trong thời kỳ học tập ở trường được trưng bày tại di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam (Lạc Thủy).

Qua tìm hiểu được biết, việc thành lập Trường Dân tộc Trung ương, sau đó được tách ra thành Khu đào tạo cán bộ dân tộc miền Nam (sau đổi thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam) và Trường học sinh Dân tộc Trung ương đã khẳng định tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài, đáp ứng hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng ở 2 miền Nam - Bắc là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo và tạo điều kiện học tập tốt hơn cho hơn 2.000 con em các dân tộc thiểu số miền Nam được đưa ra miền Bắc. Cuối năm 1958, đầu năm 1959, Trường Cán bộ dân tộc miền Nam được xây dựng tại xã Đồng Tâm (nay là thị trấn Chi Nê), huyện Lạc Thủy. Trường có nhiệm vụ tiếp nhận cán bộ, chiến sĩ người dân tộc thiểu số các tỉnh miền Nam đang tham gia kháng chiến, tổ chức dạy văn hóa và xây dựng một số cơ sở sản xuất thực nghiệm; tập huấn về quản lý, điều hành tổ chức sản xuất cho các học viên.

Trong giai đoạn từ năm 1959 - 1975, Trường Cán bộ dân tộc miền Nam đã đào tạo hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ người dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền Nam. Học viên khi nhập trường hầu hết chưa biết chữ và chưa thông thạo tiếng phổ thông. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng sự tận tụy của đội ngũ giáo viên, các học viên đã nhanh chóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng cần thiết để sau này trở thành những cán bộ chủ chốt, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng.

Nhiều cựu học viên của trường sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành quả của mô hình giáo dục này đã tạo nguồn cán bộ đáng kể cho các tỉnh miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nhiều người đã trưởng thành từ đây, trở lại miền Nam, anh dũng chiến đấu, lập nhiều thành tích xuất sắc.

Ông K’sor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cựu học sinh của trường đã từng chia sẻ: "Học sinh khi nhập trường hầu hết chưa biết chữ và chưa biết tiếng phổ thông, nhiều điều còn bỡ ngỡ, tình cảm thiếu thốn, xa quê hương, xa gia đình. Nhờ ơn Đảng, Bác Hồ, sự quan tâm kịp thời của Trung ương và địa phương, đội ngũ giáo viên và học sinh Trường Cán bộ dân tộc miền Nam đã vượt khó học tập, đạt kết quả tốt".

Nhận thức rõ giá trị lịch sử của Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, đồng thời thể hiện sự trân trọng đối với di tích quý báu này, tỉnh Hòa Bình đã quyết định đầu tư xây dựng Khu di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam. Khu di tích được xây dựng trên diện tích 179.565 m², với tổng kinh phí đầu tư 10 tỷ đồng, bao gồm hai hạng mục chính: nhà rông và nhà sàn. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 24/7/2018 và hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 5/12/2019.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trưởng phòng Văn hóa - Khoa học và Thông tin huyện Lạc Thủy cho biết: Hàng năm, các đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh, huyện và cán bộ, nhân dân, học sinh trong và ngoài huyện thường xuyên về thăm khu di tích. Nhằm thực hiện tốt việc đón tiếp và phục vụ du khách tham quan, cán bộ, nhân viên Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Lạc Thủy đặc biệt quan tâm công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, trùng tu, tôn tạo di tích, bảo quản tài liệu, hiện vật.

Trường Cán bộ dân tộc miền Nam không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa, giàu tính nhân văn sâu sắc, mà còn trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc. Đồng thời, giúp thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về lịch sử, góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Từ đó tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp "Uống nước, nhớ nguồn”, thường xuyên tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Mạnh Cường


Các tin khác


Tuổi trẻ Hòa Bình tiếp bước tinh thần "ba sẵn sàng"

"Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”, trải qua 61 năm, phong trào "Ba sẵn sàng" của tuổi trẻ vẫn sống mãi. Ngọn lửa cách mạng ấy là nền tảng để lớp lớp thanh niên Hòa Bình tiếp bước xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm đọc Diễn văn Lễ kỷ niệm.

Hòa Bình tăng tốc cùng đất nước vươn mình

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).

Tiếp tục khơi dậy “tinh thần 30/4” trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, “mẫu mực, tiêu biểu”

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trò chuyện, trao đổi với Đại tá Trịnh Đức Thiêm, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh về những đóng góp quan trọng, to lớn của quân và dân tỉnh Hòa Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục