Cao Phong đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
(HBĐT) - Năm 2003, huyện Cao Phong tách từ huyện Kỳ Sơn, cơ sở vật chất còn hạn chế, đời sống người dân còn khó khăn. Nhưng đến nay, Cao Phong đã vươn mình trở thành vùng đất thức với những chuyển biến mạnh mẽ.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao. Có được điều này là do Cao Phong đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền định hướng khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá.
Bí thư Huyện uỷ Cao Phong Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh: Trong năm 2009, cùng với khó khăn chung về suy thoái kinh tế của cả nước, giá cả vật tư sản xuất tăng cũng như dịch bệnh trên diện rộng, thời tiết diễn biến phức tạp gây tình trạng hạn hán thiếu nước cho sản xuất, nhưng do sự cố gắng, quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, chính quyền địa phương các cấp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Đặc biệt là nỗ lực vượt khó của nhân dân các dân tộc trong huyện Cao Phong đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt ở mức 14%, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.
Trước tình hình suy thoái kinh tế và những khó khăn chung của cả nước thời điểm đầu năm 2009, tại Hội nghị BCH Huyện uỷ đã có ý kiến cho rằng, cần phải điều chỉnh, hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2009 xuống mức khoảng 10% để đảm bảo đáp ứng chỉ tiêu chung. Tuy nhiên, khi kết thúc hội nghị, phần lớn ý kiến đều thống nhất cho rằng, không nên điều chỉnh, bởi Cao Phong có đủ nguồn lực về con người và nguồn lực về xã hội để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch đã đề ra. Với việc nâng cao vai trò lãnh đạo, hoạt động của cấp uỷ Đảng, chính quyền đã nắm bắt những vướng mắc từ cơ sở. Từ đó, xây dựng các giải pháp từng bước tháo gỡ khó khăn. Rõ nhất là việc kiểm tra, giám sát, phát hiện, chỉ đạo kịp thời khống chế dập dịch rầy nâu cho cây lúa trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm vừa qua. Nhờ nắm bắt tốt tình hình và có sự chỉ đạo sát sao từ Huyện uỷ xuống đến cơ sở, nên toàn huyện chỉ có khoảng 10ha lúa bị thiệt hại, năng suất lúa toàn huyện đạt cao.
Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền được nâng lên một bước đã tạo ra sự đổi mới về tư tưởng chỉ đạo trong cách nghĩ, cách làm trên cơ sở gần dân, sát dân. Nhờ vậy, Huyện uỷ Cao Phong đã đánh giá đúng được tiềm năng thế mạnh của địa phương để xây dựng các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Nổi bật là Nghị quyết số 03 về phát triển trồng trọt; Nghị quyết số 04 về phát triển chăn nuôi và Nghị quyết số 19 về phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020. Các Nghị quyết chuyên đề này được đưa vào cuộc sống đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Cao Phong những năm qua. Tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Bí thư Huyện uỷ Cao Phong, Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh: cái cốt lõi nhất để đưa Nghị quyết vào cuộc sống là ngay từ khi xây dựng Nghị quyết, BCH Đảng bộ huyện đã đánh giá một cách chính xác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để định hướng một cách phù hợp với điều kiện của địa phương và hợp lòng dân. Đồng thời, huyện cũng đã quy hoạch sử dụng đất phát triển kinh tế theo từng vùng một cách hợp lý. Như các xã vùng thấp thì tập trung trồng cam, mía tím. Còn các xã vùng núi cao thì phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển chăn nuôi gia súc.
Với việc nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, Huyện uỷ Cao Phong đã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Trên tinh thần đó, Đảng bộ huyện đã kịp thời nắm bắt những bất cập bộc lộ trong quá trình triển khai. Đưa ra các giải pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống. Để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn một cách kịp thời trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện. BCH Đảng bộ huyện đã phân công trách nhiệm từng đồng chí trong Ban thường vụ và cả các đồng chí là Huyện uỷ viên phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các xã. Ngoài ra, Huyện uỷ cũng thường xuyên tổ chức các đợt giao ban định kỳ theo cụm xã với thành phần là lãnh đạo xã và Bí thư chi bộ, trưởng thôn xóm. Tại các cuộc giao ban này, huyện đã trực tiếp lắng nghe, trao đổi và cùng với cán bộ cơ sở xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại địa phương. Thông qua giao ban, Ban thường vụ Huyện uỷ cũng đã trực tiếp chỉ đạo cơ sở đổi mới cách nghĩ, cách làm, đầu tư vào mũi nhọn trong phát triển kinh tế theo định hướng nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến tại chỗ.
Với việc nâng cao chất lượng lãnh đạo, đi sâu, đi sát quần chúng nhân dân, Cao Phong đã có bước chuyển mình mạnh mẽ với định hướng phát triển sản xuất tập trung, có định hướng cao. Đến nay, theo thống kê, toàn huyện có khoảng 3.500ha đất sản xuất, chiếm 50% đất canh tác với các mô hình trồng cam, mía đạt mức bình quân khoảng hơn 100 triệu đồng/ha. Đặc biệt, Nghị quyết chuyên đề số 19 về kinh tế rừng mới được triển khai nhưng đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo một luồng gió mới trong phát triển kinh tế ở những xã còn nhiều khó khăn. Nếu như năm 2008, cả huyện mới chỉ trồng được 443ha. Sang năm 2009, sau khi triển khai Nghị quyết số 19, Cao Phong xây dựng kế hoạch tập trung trồng mới 1 nghìn ha. Đến nay, toàn huyện đã trồng vượt kế hoạch, được 1.054ha.
“Từ thực tế của địa phương có thể nói, Cao Phong đang đi đúng hướng trong việc phát huy nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, từng bước nâng cao đời sống người dân”, Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Văn Dũng khẳng định. Với mức tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đạt 11 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 13%, ANTT được đảm bảo, huyện không xảy ra điểm nóng, khiếu kiện kéo dài... Đó chính là kết quả rõ nét nhất trong việc nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương ở Cao Phong những năm qua.
Mạnh Hùng
Chiều 6-1, Ðoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010. Ðến dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; các thành viên trong đoàn đại biểu QH Hà Nội và đại diện các sở, ban, ngành của thành phố.
Ngày 6-1, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Bình Phước về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và kết quả thực hiện Nghị quyết 49-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
(HBĐT) - Ngày 6/1, đồng chí Đào Xuân Học Thứ trưởng Bộ NN &PTNT đã đi kiểm tra tình hình sản xuất và công tác chống hạn vụ đông xuân 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ NN &PTNT có các đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Quách Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở NN &PTNT.
(HBĐT) - Với mục tiêu tạo sự chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết, thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năm 2009, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục được triển khai sâu rộng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Kinh tế nước ta vượt qua giai đoạn đáy suy thoái và đang có xu hướng phục hồi * Chính phủ bám sát diễn biến tình hình, quyết sách nhanh nhạy, chỉ đạo tập trung, quyết liệt ND - Trong hai ngày 4 và 5-1-2010, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 12-2009, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 5-1 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2009 khu vực Vụ Trung ương I. Ðại diện lãnh đạo UBKT Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; UBKT Ðảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư đã về dự. Các đồng chí: Nguyễn Ðình Phách, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương; Trần Cẩm Tú, Ủy viên dự khuyết T.Ư Ðảng, Ủy viên UBKT Trung ương chủ trì hội nghị.