Già làng Triệu Kim Lượng.

Già làng Triệu Kim Lượng.

(HBĐT) - Hôm nay là ngày vui của gia đình già làng Triệu Kim Lượng ở thôn Ngọc Lâm, xã Cao Dăm, huyện Lương Sơn. Ngôi nhà xây khang trang được khánh thành đúng vào dịp đón năm mới 2010. Già Lượng phấn khởi: Bản Dao Ngọc Lâm ấm no rồi. Nhà xây một, hai tầng đã thay thế nhà tranh tranh, tre cả rồi.

 

Thấm thoắt vậy mà đã ngót 20 năm chấm dứt những tháng ngày chồn chân, mỏi gối, người Dao lang thang khắp các triền núi, lần tìm miếng ăn. Đó là trước những năm 1990, từ Cao Răm, một số hộ kéo nhau nay núi này, mai núi nọ du canh, du cư khắp các xã Hùng Tiến, Đú Sáng (Kim Bôi). Năm 1991, nghe theo Đảng, Chính phủ, người Dao tập hợp và quay trở lại Cao Răm, lập nên bản Ngọc Lâm. Hành trình trở lại miền đất cũ để lại bài học lớn cho người Dao nơi đây. Chỉ có định canh, định cư, áp dụng KHKT vào sản xuất thì mới có ấm no. Người Dao hoàn toàn có thể làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất mà đã từng cho là mảnh đất cằn cỗi.

 

Để đúc rút và thực hiện được điều đó, già Lượng không quản ngại vượt dốc tham gia các lớp tập huấn về nông, lâm nghiệp. Khi đã thông hiểu, già lại soi đuốc đến từng gia đình tuyên truyền, vận động bà con khai hoang ruộng nước. Chỗ cao hơn thì trồng cây ngô, cao nữa thì trồng bương, luồng. Vốn chỉ quen với lối phát nương, chọc lỗ tra hạt, nên già Lượng phải gương mẫu thực hiện trước, nói phải đi đôi mới làm, dân bản mới tin và làm theo. Ban đầu là việc làm ruộng bậc thang, đưa giống lúa, ngô mới vào trồng. Giống mới năng suất cao nhưng không được “bỏ mặc” như dân bản thường làm trước đây mà phải chăm sóc theo lỹ thuật. Đến vụ thu hoạch, thóc, ngô vàng rộm khắp cả gian nhà. Già mời các hộ đến lý giải: Cây cũng phải được chăm sóc, cho ăn đúng, ăn đủ mới khoẻ mạnh, cho nhiều bắp, nhiều hạt. Chỉ với cái lý đơn giản vậy mà dân bản đã ưng cái bụng. Hiện nay, các giống lúa Khang Dân, ngô 9698, LVN 10 đã phủ xanh vài chục ha đất canh tác của bản. Tháng ba, ngày tám, bữa cơm đầm ấm đã lan toả khắp bản nhỏ. Năm 2008, trong một lần ra Miếu Môn (Hà Nội), già Lượng đã đem về một nắm dây khoai lang cao sản. Già mang lên đồi trồng thử cho kết quả đúng như mong đợi. Cây sai lúc lỉu, có củ nặng tới 12 kg, tư thương chào mua 3.000 – 4.000 đồng/kg . Năm 2009, cả bản đã mở rộng diện tích trồng khoai cao sản được trên 10 ha. Già Lượng phổ biến vanh vách kỹ thuật trồng cho bà con trong ngày họp bản. Nào là đào luống sâu 40 cm, dây cách dây 30 cm đến độ dài của dây là 30 cm… Vụ thu hoạch vừa qua, nhiều hộ trong bản thu được vài chục triệu đồng. Mua xe máy, ti vi không còn là chuyện khó.

 

Có nông sản hàng hoá rồi nhưng làm thế nào để tư thương không ép giá, cái lưng người Dao không còn còng xuống vì phải gùi? Trăn trở với câu hỏi đó, già Lượng đã vận động nhân dân góp tiền mở đường cho xe ôtô lên đồi. Không ít bà con cho là viển vông, nhưng già Lượng thuyết phục: Con đường mở ra cũng là con đường làm giàu. Không có đường chẳng khác nào không có chân, không đi được đến đâu, biệt lập với bên ngoài thì đời đời, kiếp kiếp cứ ở trong nhà gianh mãi. Vậy là 26 hộ trong bản đều nhất trí đóng góp trên 3 triệu đồng/hộ. Con đường uốn khúc nối lên đồi Ngọc Lâm giờ ôtô đã bon bon ngược xuôi mang theo những chuyến hàng, đem ấm no về cho dân bản. Năm 2009, thu nhập bình quân của bản đạt trên 6 triệu đồng/người.

 

Một bản nhỏ dưới chân núi Ngọc Lâm có đến hơn 30 chiếc xe máy, nhà xây ngói đỏ không thiếu, nhưng già Lượng vẫn trăn trở với cái sự học của con em nơi đây. Chỉ vì đường xa, cách trở và còn lo kiếm ăn nên hầu hết con trẻ chỉ học hết cấp 1, cấp 2, hiếm có đứa nào học lên cấp 3. “Chỉ có cái chữ, người Dao mới thoát nghèo bền vững”. Với suy nghĩ đó, già đã vận động các gia đình cho con em ra xã, thị trấn học. Năm học 2008 – 2009, bản đã có 4 người học hết cấp 3, đặc biệt đã có 1 em thi đỗ và đi học đại học. Dân bản còn thống nhất với đề xuất của già đóng góp trên 70 triệu đồng để bạt đồi xây trường tiểu học, chấm dứt cảnh trường tranh, vách đất. Người Dao nơi đây ai cũng bảo, già Lượng là trụ cột của bản Ngọc Lâm.

 

                                                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục