Giảng viên trường Chính trị tỉnh tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Giảng viên trường Chính trị tỉnh tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

(HBĐT) - Thời gian qua, trường Chính trị tỉnh luôn quán triệt những quan điểm tư tưởng của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cho tỉnh.

 

Ông Đặng Đức Sinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trường đã mở nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau như học tập trung tại trường, vừa học vừa làm, tập huấn tại các xã, thôn - bản ở vùng sâu, vùng xa… Cách thức mở lớp cũng được nghiên cứu cho phù hợp với đối tượng học viên từ lớp đào tạo dài hạn trên 2 năm, ngắn hạn 7 tháng đến lớp bồi dưỡng 1 – 3 tháng hay 7 – 12 ngày… Số lượng học viên được quan tâm sao cho phù hợp với từng chương trình đào tạo. Trung bình mỗi lớp chiêu sinh 40 – 80 học viên, nhưng có những lớp đặc thù chỉ từ 15 – 20 người hoặc ít hơn như bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho cán bộ là đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu)… Cán bộ, giảng viên nhà trường thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ “người huấn luyện phải học thêm mãi” đã tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. Đến nay có 8/22 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 5 người đang theo học chương trình cao học. Giảng viên vận dụng nguyên tắc lấy học viên làm trung tâm và ứng dụng CNTT như sử dụng đèn chiếu trong giảng dạy. Phương pháp này được học viên đánh giá phù hợp với nhận thức, dễ tiếp thu kiến thức, tạo nên không khí học tập sôi nổi, không nhàm chán, từ đó đạt được kết quả cao. Bác cho rằng, “huấn luyện phải thiết thực, sao cho cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay”. Với phương châm đó, hàng năm nhà trường đã tổ chức cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại các địa phương. Từ đó có cách điều chỉnh, vận dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng và thực tiễn. Các chương trình giảng dạy, học tập đều có kết cấu phần học trên lớp và nghiên cứu thực tế. Cuối khoá học, học viên sau khi nghiên cứu các chuyên đề tổ chức tham quan, học tập các mô hình điển hình, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trên lớp. Đối với chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính mới, một số phần học được kết cấu phần nghiên cứu thực tế sau phần học, tạo cho học viên có điều kiện thực hành các kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm thực tế gắn với nội dung được học. Trong các giờ học, giảng viên áp dụng phương pháp đóng vai như chủ tịch, bí thư, cán bộ đoàn thể… để giải quyết tình huống trong thực tế.

Tuy nhiên trên thực tế, một bộ phận cán bộ, nhất là ở cấp cơ sở vẫn chưa đáp ứng tốt so với yêu cầu trong tình hình mới. Để có nguồn cán bộ có đủ đức, tài cống hiến xây dựng địa phương và nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đào tạo trong thời gian tới theo ông Đặng Đức Sinh, cần phải đổi mới giáo trình giảng dạy. Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới phương pháp giảng. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học. Các cơ sở chọn cử người đi học cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản và có chế độ, sự quan tâm đúng mức với họ.

 

                                                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục