Nhân kết thúc cuộc họp vòng hai Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường đã có trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam.

 

Thưa Thứ trưởng, được biết Thứ trưởng vừa dẫn đầu đoàn Việt NamThứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường tiến hành cuộc họp lần hai Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican từ ngày 23 đến 24/6. Xin Thứ trưởng cho biết bối cảnh chung của cuộc họp lần này như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường: Thời gian qua, đặc biệt là từ sau cuộc họp lần thứ nhất Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican, đời sống Công giáo ở Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam-Vatican đã có nhiều phát triển, nhiều sự kiện quan trọng.

Trước hết, về quan hệ hai bên, tiếp sau cuộc gặp lịch sử lần đầu tiên giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican vào tháng 01/2007, thời gian qua Việt Nam lại chứng kiến
cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican vào ngày 11/12/2009.

Kết quả của các cuộc gặp gỡ, trao đổi ở cấp cao đã khẳng định mong muốn và thiện chí hợp tác của cả hai bên.

Thứ hai, lần đầu tiên người đứng đầu Giáo hội Công giáo hoàn vũ Giáo hoàng Benedict XVI đã có những thông điệp riêng cho Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Vào dịp Đoàn giám mục Việt Nam đi dự Ad limina tại Roma vào tháng 6/2009, Giáo hoàng Benedict XVI đã có Huấn từ cho các Giám mục và đồng bào Công giáo Việt Nam kêu gọi giáo dân tốt phải là công dân tốt.

Tiếp đó, vào dịp khai mạc Năm Thánh 2010 của Công giáo Việt Nam vào tháng 11/2009, Giáo hoàng đã có Sứ điệp gửi toàn thể Giáo hội Công giáo Việt Nam kêu gọi Giáo hội thực hiện tinh thần hòa giải, sám hối, nhìn nhận các lỗi lầm cả trong quá khứ và hiện tại và cầu xin tha thứ.

Thứ ba, đồng bào Công giáo Việt Nam đã và đang có nhiều hoạt động lớn đón chào Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam, đánh dấu 300 năm Công giáo có mặt ở Việt Nam và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam.

Cũng phải kể đến các sự kiện quan trọng trong đời sống đồng bào Công giáo từ nay đến cuối năm như Đại hội Hội đồng Giám mục vào tháng Mười năm nay; Đại hội Dân chúa tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức vào tháng Mười Một này; và lễ bế mạc Năm Thánh tại La Vang-Quảng Trị vào tháng Giêng năm 2011.

Xin đề nghị Thứ trưởng cho biết kết quả nổi bật của cuộc họp Vòng hai Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam Vatican lần này là gì?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường: Có thể nêu một số kết quả nổi bật sau:

Một là đoàn Việt Nam đã khẳng định rõ chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề đất đai và đất đai có liên quan đến tôn giáo.

Đoàn Vatican đã ghi nhận thực tế là chưa bao giờ Công giáo lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ như hiện nay, so với tất cả các thời kỳ lịch sử trước đây ở Việt Nam.

Hiện nay, Công giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Việt Nam và Việt Nam là nước có số giáo dân Công giáo lớn thứ hai ở Đông Nam Á với gần bảy triệu giáo dân. Trên cả nước có tổng cộng 26 giáo phận, trong đó có ba tổng giáo phận, với hơn 10.000 cơ sở thờ tự.

Về chức sắc Công giáo, hiện cả nước có gần 50 Giám mục và Tổng giám mục; gần 4.000 linh mục, khoảng 16.000 tu sỹ tập hợp trong hơn 100 dòng tu trong các giáo phận. Đặc biệt có sáu Đại chủng viện và hai cơ sở đào tạo giáo sỹ của Công giáo đã đi vào hoạt động và chiêu sinh đều đặn trong các năm qua.

Trong thời gian qua, chính quyền các cấp từ trung ương tới địa phương đã rất quan tâm tới các nhu cầu chính đáng xây dựng các cơ sở thờ tự của đồng bào Công giáo, có thể kể ra như trong năm 2008, tỉnh Đắk Lắk đã cấp hơn 11.000m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột; thành phố Đà Nẵng đã cấp 19.000m2 cho Tòa Giám mục Đà Nẵng.

Đặc biệt, trong tháng 10/2008, tỉnh Quảng Trị đã cấp thêm cho nhà thờ La Vang 15ha để phục vụ việc mở rộng khu Thánh địa La Vang, đáp ứng nhu cầu hành hương hàng năm của đồng bào Công giáo.

Hai là hai bên đã trao đổi sâu hơn, hiểu biết nhau hơn về các vấn đề trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican, cũng như trong các vấn đề có liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Như Thông cáo báo chí chung đã nêu rõ, hai bên nhất trí cho rằng những răn dạy của Giáo hoàng trong Huấn từ và Sứ điệp của Giáo hoàng gửi cho Giáo hội Công giáo Việt Nam vừa qua về việc giáo dân tốt phải là công dân tốt, Giáo hội không thay thế vai trò chính quyền, Giáo hội thực hiện đường lối Phúc âm giữa lòng dân tộc và đồng bào Công giáo có nghĩa vụ đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước sẽ là đường hướng lâu dài cho Giáo hội Công giáo Việt Nam trong những năm tới.

Ba là, hai bên nhất trí việc Giáo hoàng sẽ cử một đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh được định kỳ vào Việt Nam để trao đổi về các vấn đề mục vụ và các vấn đề liên quan.

Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, Hồng Y Dominique Mamberti khi tiếp đoàn đã đánh giá đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Vatican sau 20 năm tiếp xúc, trao đổi giữa hai bên.

Bốn là, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì đà đối thoại thẳng thắn và cởi mở như hiện nay, nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy quan hệ. Trên cơ sở đó, hai bên đồng ý sẽ tiếp tục tiến hành cuộc gặp Vòng ba Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican trong thời gian tới.

Xin chân thành cảm ơn Thứ trưởng!./.

                                                                                   Theo TTXVN

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục