Ngày 3-8, tại TP Ðà Nẵng, Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban Thường vụ QH và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 dưới sự chủ tọa của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Hồ Uy Liệm và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Ðinh Xuân Thảo. Nhiều nhà khoa học về lĩnh vực luật pháp trong cả nước đã dự.

 
Hội thảo xác định, trong đời sống nhà nước và xã hội của mỗi nước, Hiến pháp chiếm vị trí quan trọng. Dưới giác độ chính trị, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước, thể hiện tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Dưới giác độ pháp lý, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào Hiến pháp là biểu tượng của nền dân chủ là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý cao nhất bảo đảm các quyền tự do cá nhân. Vì vậy, việc thông qua, sửa đổi Hiến pháp là một sự kiện trọng đại trong đời sống của mọi nhà nước.


Với tính chất đặc thù của chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam thể chế hóa đường lối, quan điểm của Ðảng, xác định nhiệm vụ của Nhà nước và xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, trong khi đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước có sự phát triển về chất và lượng, thì yêu cầu sửa đổi Hiến pháp luôn được đặt ra. Ðể bảo đảm cho việc sửa đổi Hiến pháp đáp ứng mục tiêu đề ra thì một trong những yêu cầu đặt ra là tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện những quy định của Hiến pháp hiện hành trong giai đoạn kể từ khi Hiến pháp có hiệu lực.


Hội thảo cũng khẳng định, Hiến pháp 1992 được thông qua trong bối cảnh đất nước đang trên tiến trình thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Ðảng đề ra và đã đạt những thành tựu bước đầu quan trọng trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sau gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 18 năm thi hành Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành được một hệ thống các văn bản luật và dưới luật tương đối đầy đủ và đồng bộ, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, dân sự, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phòng... phục vụ tiến trình đổi mới đất nước đi vào chiều sâu và góp phần tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.


Các văn bản luật và dưới luật thể chế hóa các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1992 cũng được phát triển một bước theo hướng ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền và tự do dân chủ cơ bản của công dân.


Tuy vậy, trước những bước phát triển, thời cơ và vận hội mới của đất nước, của dân tộc, với mục đích tăng cường hơn nữa tính khả thi trong việc bảo vệ bằng Hiến pháp đối với các quyền tự do dân chủ của công dân, đạo luật cơ bản của Nhà nước, sau 18 năm thi hành, cho thấy các quy định về con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992 đang bộc lộ những bất cập nhất định. Những bất cập đó đòi hỏi cần được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc để đề xuất sửa đổi, bổ sung vừa bảo đảm phù hợp thực tiễn Việt Nam, vừa bảo đảm được xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập khu vực đã và đang diễn ra nhanh chóng trên đất nước chúng ta.


Từ những quan điểm nêu trên, các tham luận tại Hội thảo tập trung vào các nội dung quan điểm của Ðảng, Nhà nước và các quan điểm khoa học về vai trò của hoạt động tổng kết việc thi hành Hiến pháp đối với việc sửa đổi, bổ sung, ban hành Hiến pháp mới; phương pháp tổng kết thi hành Hiến pháp, ý nghĩa của nó trong công tác tổng kết thi hành Hiến pháp. Ðề xuất các tiêu chí phương pháp tổng kết thi hành Hiến pháp; những vấn đề chung về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; Xác định nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 trên các lĩnh vực...; quy trình lập hiến ở Việt Nam-thực trạng và giải pháp.


Hội thảo kết thúc ngày 4-8.
 
 
 
                                                                                           Theo ND

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục