V.I. Lê-nin

V.I. Lê-nin

Cách đây hơn 90 năm (7/11/1917-7/11/2010), đã diễn ra sự kiện “làm rung chuyển thế giới”: Cách mạng tháng Mười Nga thành công, khai sinh ra chế độ XHCN đầu tiên trong lịch sử loài người ở nước Nga và sau đó là Liên bang Xô viết. Bắt đầu từ thời điểm này, chấm dứt thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản; hình thành và phát triển thời đại CNXH như một chủ thể hùng mạnh trong nền kinh tế - chính trị thế giới...

 

Động lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười, tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch, tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động trong sự nghiệp xây dựng một xã hội không còn bóc lột, áp bức, chiến thắng chủ nghĩa phát xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.

Con đường Cách mạng tháng Mười dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng XHCN. Sức mạnh tháng Mười và con đường XHCN cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, phải điều chỉnh chính sách kinh tế- xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội...

Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động.

Thế kỷ XXI đặt ra nội dung và yêu cầu mới cho mục tiêu phát triển. Đó là sự phát triển trong hoà bình và tự do; phát triển hài hoà giữa vật chất và tinh thần; phát triển trong công bằng và dân chủ; phát triển bền vững và nhân văn; sự phát triển của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi giai cấp, tập đoàn, mỗi quốc gia, dân tộc phải là điều kiện tích cực cho sự phát triển của những người khác và toàn bộ loài người. Khuôn khổ này của sự phát triển không thể tương dung với giới hạn chật hẹp của hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa, cái hình thái chỉ có thể tồn tại và vận động được nhờ giá trị thặng dư thông qua bóc lột lao động, nhờ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn, nhờ đầu cơ tài chính và chiến tranh,v.v... Bởi vậy, mục tiêu phát triển hiện đại tự nó đặt ra yêu cầu tiếp tục giải phóng, giải phóng triệt để hơn khỏi con đường và chế độ tư bản chủ nghĩa trong mọi biến thái khác nhau của chúng.

Quy luật, đòi hỏi khách quan và nghiêm khắc này của lịch sử đã phần nào bị xuyên tạc với sự khủng hoảng của CNXH thế giới từ cuối thế kỷ XX đến nay. Lợi dụng sự đảo lộn của đời sống chính trị, kinh tế thế giới, một số học giả tư sản, điển hình là F. Fu-ku-ya-ma, hý hửng tuyên bố lịch sử có điểm dừng cuối cùng ở chủ nghĩa tư bản! Họ cố tình lãng quên rằng chỉ tính từ cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973-1974 đến nay, chủ nghĩa tư bản đã liên tiếp rơi vào những đợt khủng hoảng lớn: từ “bệnh chứng tổng hợp” của thập kỷ 70; khủng hoảng cơ cấu những năm 80; đến sự đổ vỡ của nền “kinh tế bong bóng” ở Mỹ, Nhật Bản; khủng hoảng tài chính - tiền tệ Mê-hi-cô năm 1994; khủng hoảng kinh tế dây chuyền từ Đông Nam Á, sang Hàn Quốc, đến Ac-hen-ti-na năm 1997; suy thoái kinh tế mới ở Mỹ năm 2001; khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Mỹ từ năm 2007 đến nay... Sự thật phũ phàng đến mức ngay từ chính các trung tâm tư bản chủ nghĩa đã liên tục cất lên biết bao lời cảnh tỉnh, phê phán rằng chủ nghĩa tư bản là “một thế giới không thể chấp nhận được” (René Dumond), nó “chứa đựng nhiều vết loét không thể cứu chữa” (Henry Kissinger), nó sẽ rơi vào “cuộc khủng hoảng toàn cầu” (George Soros), vì vậy, loài người sẽ phải vận động đến “làn sóng văn minh thứ ba” (Alvin Toffler), đến một “xã hội hậu tư bản” (Peter Drucker),v.v...

Để tìm cách thoát khỏi bế tắc, từ đầu thập kỷ 80 đến nay chủ nghĩa tư bản ra sức triển khai chủ nghĩa tự do mới trên phạm vi toàn cầu với những cơn hồng thuỷ phi điều tiết hoá, tư nhân hoá, tự do hoá, buộc các nền kinh tế quốc gia phải mở cửa rộng rãi cho tư bản độc quyền quốc tế xâm nhập. Với tính cách là mô hình chủ nghĩa tư bản trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, chủ nghĩa tự do mới vừa đem lại hào quang không thể phủ nhận, vừa tô đậm thêm những hạn chế không thể vượt qua của chủ nghĩa tư bản. Với chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa tư bản có tham vọng dẫn dắt thế giới đi vào toàn cầu hoá. Thế giới đã lên tiếng trả lời bằng một phong trào chống toàn cầu hoá tự do tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản, dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do mới, đã bị phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mô toàn cầu. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và khuynh hướng xây dựng một xã hội khác thay thế, bắt đầu từ Cách mạng tháng Mười Nga cách đây hơn 90 năm, đang và tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.

Từ 2- 3 thập kỷ trở lại đây, CNXH lại chứng minh sức sống và tính ưu việt của mình thông qua quá trình cải cách, đổi mới và phát triển. Với Trung Quốc chiếm gần 1/5 dân số, liên tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế suốt hơn 30 năm qua, hiện đứng thứ 2 về GDP trên thế giới; với Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đang trở thành người bạn và đối tác tin cậy của các nước; với Cuba kiên định và sáng tạo trong vòng tay ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bè bạn khắp năm châu; với sự phục hồi và hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế gồm gần 80 đảng, trên 80 triệu đảng viên, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội vẫn là một lực lượng chính trị đi tiên phong trong nhiều mục tiêu của thời đại; là niềm hy vọng của đông đảo nhân dân lao động toàn thế giới; là một chủ thể quan hệ quốc tế mà không thế lực nào có thể bỏ qua trong những tính toán chiến lược toàn cầu.

Thế kỷ XXI sẽ có nhiều xu hướng vận động, trong đó đang hiện hữu xu hướng phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn bắt đầu từ Cách mạng tháng Mười Nga. Những hạn chế của chủ nghĩa tư bản đối với mục tiêu phát triển hiện đại; quá trình phục hồi, cải cách, đổi mới của chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế; cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới; cao trào cánh tả Mỹ La tinh và phương án xây dựng CNXH của thế kỷ XXI, tuy mới chỉ ở bước đầu, nhưng vẫn có giá trị khẳng định rằng Cách mạng tháng Mười Nga là bình mình của kỷ nguyên giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc và chủ nghĩa tư bản để xây dựng một chế độ xã hội của nhân dân lao động. Kỷ nguyên này đã được mở ra vì nó là lô gích vận động của bản thân lịch sử hiện đại, hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết cơ bản và đáp ứng triệt để nhất nhu cầu của nhân dân các dân tộc.

 

                                                                                  Theo ĐCSVN

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục