Phát huy truyền thống anh hùng, với bản chất cần cù, thông minh, nông dân huyện Hóc Môn - TPHCM đang dần chuyển dịch nông nghiệp sang hướng nông nghiệp - đô thị hiện đại...

 

Trong không khí rộn ràng kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, đi đâu cũng nghe những ông cụ, bà lão nhắc lại những ký ức hào hùng của cha ông 70 năm về trước.

Công nhân khu trưng bày di tích Ngã ba Giồng chăm sóc cây cảnh, chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Ảnh: THU HỒNG
 
Quá khứ hào hùng
 
Huyện Hóc Môn - TPHCM ngày nay được cả nước biết đến với cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu  gắn với tên tuổi hai anh hùng chống Pháp là Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá vào năm 1885, là nơi được Trung ương chọn làm căn cứ bí mật để mở nhiều hội nghị quan trọng chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước thời kỳ 1936-1939.
 
Trong đó, hội nghị lần thứ VI vào tháng 9-1939, tại nhà ông Trần Văn Hy ở xã Bà Điểm do đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư, chủ trì đã quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng VN từ đấu tranh đòi ruộng đất, dân sinh, dân chủ, sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Trong đó, đặc biệt là hội nghị tại nhà bà Nguyễn Thị Hương, một cơ sở của Đảng tại làng Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn - từ ngày 21 đến 23-9-1940 - để chuẩn bị ban hành lệnh khởi nghĩa.
 
Đêm 22 rạng sáng 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ khắp Nam Kỳ. Riêng tại Hóc Môn, dưới sự chỉ huy của đồng chí Phạm Văn Sáng, Bí thư Quận ủy và Đặng Công Bỉnh, tổng chỉ huy, đã bất ngờ đánh chiếm dinh quận lỵ và làm chủ tình hình đến gần 5 giờ sáng. Tuy nhiên, sau đó, quân khởi nghĩa phải rút lui vì thực dân Pháp đưa quân chi viện từ Thủ Dầu Một và Gia Định lên giải vây. Sau đó, địch mở nhiều cuộc càn quét khốc liệt, tàn sát cả ấp Bến Đò, Tân Phú Trung (huyện Củ Chi ngày nay).
 
Chúng dựng lên 3 trường bắn tại Hóc Môn để xử tử những người tham gia khởi nghĩa. Tại trường bắn gần chợ Hóc Môn, chúng xử bắn đồng chí Phạm Văn Sáng, Đặng Công Bỉnh cùng 2 chiến sĩ.  Tại trường bắn trước Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn ngày nay, chúng bắn các đồng chí Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến... Tại trường bắn thứ ba ở Ngã Ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng, các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu và nhiều đồng chí khác đã bị địch xử tử. Cuộc khởi nghĩa chưa thành công nhưng từ đó, từ vùng đất thiêng này, đã dấy lên phong trào đấu tranh khắp nơi, hun đúc tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
 
Diện mạo nông thôn mới
 
Đến vùng đất Hóc Môn ngày nay, xen lẫn những vườn trầu, cau xanh mát là những ngôi nhà ngói khang trang, khoe màu dưới nắng mới. Từ đường Phan Văn Hớn đi vào, nhiều con đường nhánh rẽ được trải nhựa, không còn cảnh mưa lầy, nắng bụi như trước. Trường học, trạm xá, cơ quan hành chính... đều được sửa chữa khang trang. Chứng kiến sự đổi thay này, lão nông Đào Văn Khôi (98 tuổi, xã Xuân Thới Thượng) hồ hởi nói: “Đời con cháu chúng ta sướng lắm rồi, đường sạch, trường đẹp, con cháu làm ăn ổn định thì còn lo gì nữa. Được như vậy phải nhớ đến sự hy sinh của những người đi trước”.
 
Càng tự hào hơn khi công trình Khu Tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng ở xã Xuân Thới Thượng vừa kịp hoàn tất để phục vụ kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Công trình có quy mô hơn 7 ha, sẽ là nơi sinh hoạt, giáo dục truyền thống, hun đúc tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ. Ở khắp 12 xã - thị trấn, nhất là xã anh hùng Xuân Thới Thượng, được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới toàn diện của cả nước, nhiều tuyến đường nông thôn lầy lội ngày nào đã được nhựa hóa, sạch đẹp, kết nối mạng lưới giao thông khu vực giúp người dân thay đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống.
 
Vui hơn khi nhiều nhà đầu tư bắt đầu triển khai các dự án lớn trên vùng đất anh hùng này như khu đô thị đại học do một tập đoàn của Malaysia đầu tư; KCN - dân cư ấp 1, xã Xuân Thới Thượng do Công ty DIC đầu tư; KCN - dân cư xã Bà Điểm, Xuân Thới Thượng do Công ty Tân Tạo đầu tư... Các cụm công nghiệp Nhị Xuân, Khánh Đông, dọc đường Dương Công Khi đang dần lấp đầy và bước đầu phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
 
Với bản chất cần cù, thông minh, nông dân huyện Hóc Môn đang dần chuyển dịch nông nghiệp sang hướng nông nghiệp - đô thị với nhiều mô hình như mô hình chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, mô hình nuôi cá cảnh, trùn quế, dế, nhím, trồng hoa lan, mai, cây kiểng, xương rồng theo dạng nhà vườn, có giá trị cao. Lão nông Nguyễn Văn Thành, có đàn bò sữa hơn 20 con, phấn khởi cho biết: “So với trồng bí, bầu, khổ qua thì nuôi bò mỗi tháng kiếm hơn 10 triệu đồng, nhờ chuyển đổi cơ cấu phù hợp mà hai con của tôi đã vào đại học”.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Nam Kỳ khởi nghĩa

 
Kỷ niệm 70 năm ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23.11.1940 – 23.11.2010), tại TPHCM diễn ra nhiều hoạt động. Sáng 23-11, tại Khu Di tích Ngã Ba Giồng – Hóc Môn, chương trình nghệ thuật truyền thống mang chủ đề Nam Kỳ thành đồng do Trung tâm Văn hóa TPHCM và Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM phối hợp tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 và VTV1.
 
Tối cùng ngày, cũng tại sân khấu Khu Di tích Ngã Ba Giồng, chương trình ca múa nhạc Hào khí Nam Kỳ do Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM tổ chức. Tại các sân khấu KCN Vĩnh Lộc (Bình Chánh), sân vận động Thới Tứ (Hóc Môn), Trung tâm Văn hóa quận 12, Công viên Gia Định (quận Gò Vấp), Khu Di tích Bến Dược (Củ Chi), Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TPHCM sẽ tổ chức chương trình ca múa nhạc và nghệ thuật cải lương phục vụ miễn phí.
 
Cũng trong dịp này, Nhà Văn hóa Thanh niên đã khai mạc triển lãm Sáng mãi hào khí Nam kỳ khởi nghĩa.

T.Hiệp

 

                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác

Đoàn thanh niên thị trấn Cao Phong quan tâm, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tại các buổi sinh hoạt Chi bộ.
Thừa ủy quyền, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho ngành Thanh tra tỉnh
Đồng chí Bí thư tỉnh ủy kểm tra tiến độ dự án cải tạo, nâng câp đường thị trấn Hàng Trạm - Yên Thủy - Lạc Lương

Mặt trận tổ quốc huyện Cao Phong hướng mạnh về cơ sở

(HBĐT) - Thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC” và CVĐ “Vì người nghèo”, huyện Cao Phong đã quán triệt sâu sắc quan điểm lấy khu dân cư làm địa bàn thực hiện, lấy tự quản làm hình thức hoạt động với phương châm vì lợi ích của dân, thực hiện bằng sức dân, do dân tự quản.

Xây dựng 942 tủ sách “Bác Hồ với thiếu nhi”

(HBĐT) - Sau 3 năm triển khai thực hiện CVĐ “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”, toàn tỉnh đã xây dựng được 942 tủ sách “Bác Hồ với thiếu nhi”; tổ chức 1.026 hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”. Có 334 liên đội lập “Sổ vàng làm theo lời Bác” và 100% liên đội tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”.

Ngày làm việc thứ 25, kỳ họp thứ tám, QH khóa XII: Thảo luận hai dự án: Luật Tố cáo và Luật Ðo lường

Ngày 18-11, ngày làm việc thứ 25, kỳ họp thứ tám, QH khóa XII. Các đại biểu QH làm việc tại Hội trường, thảo luận hai dự án: Luật Tố cáo và Luật Ðo lường.

Báo cáo của Hoa Kỳ đánh giá sai lệch về Việt Nam

Ngày 18/11/2010, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói: "Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam.”

Mở lãnh sự quán Việt Nam đầu tiên tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Nagoya, thuộc tỉnh Aichi vừa chính thức đi vào hoạt động.

Khảo sát mô hình cộng đồng quản lý tại xã Phúc Tiến

(HBĐT)- Ngày 18/11, Đoàn Đại sứ 4 nước: Thụy Sỹ, NiuDilân, Na uy và đại diện Đại sứ Canada đã đến thăm vùng dự án “Thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý ở Việt Nam” tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn). Tham gia buổi khảo sát còn có lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Kỳ Sơn và đại diện Trung tâm sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục