Mía tím Cao Phong khẳng định được thương hiệu trên thị trường

Mía tím Cao Phong khẳng định được thương hiệu trên thị trường

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002. Sau gần 10 năm thành lập huyện mới, Cao Phong đã có những bước phát triển ấn tượng. Ngày tuyến quốc lộ 6 chưa được sửa chữa, đoạn đường qua dốc Cun, dốc Má để đến huyện đầy những ổ gà, đường đá, góc cua hiểm trở thật sự là nỗi lo ngại cho mỗi người khi phải vượt dốc. Sau khi tuyến đường được nâng cấp, giờ đây, chỉ mươi, mười lăm phút đi trên con đường nhựa êm thuận hết dốc Cun là Cao Phong đã ở ngay trước mắt.

 

Nằm ở độ cao trên 300 m nhưng ít núi cao với những vạt đồi thoai thoải, mướt màu xanh của cam, mía kéo dài, Cao Phong như một bình nguyên xanh êm ả trên tuyến quốc lộ 6. Thị trấn Cao Phong mang dáng dấp của một thị tứ hiện đại đang dần hình thành với khu trung tâm, trụ sở các cơ quan hành chính được xây dựng có kiến trúc, cảnh quan đẹp. Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Ngay sau khi mới thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010, định hướng phát triển chung của huyện đến năm 2020. Trong đó có các nội dung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, phát triển vùng cây công nghiệp, căy ăn quả… Diện tích toàn huyện có hơn 25.300 ha, dân số khoảng 41.600 người, trong đó số nhân khẩu làm nông nghiệp trên 36.700 người. Tổng số lao động của huyện vào khoảng 19.600 người, cũng chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp. Tuy nhiên, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 16,1% trong tổng diện tích), bình quân 0,1ha/khẩu. Nhưng diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, đất vườn tạp có trên 580 ha. Đây là nguồn tiềm năng về đất đai cần được khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế.

 

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, độ phì khá, tầng đất mặt canh tác tương đối dày, Cao Phong có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai của địa phương. Nhận rõ những ưu thế, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2005-2010 về chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của huyện, dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, dự án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 của huyện được hình thành. Đến nay, huyện đã hình thành và từng bước mở rộng một số vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Trong đó, nổi bật là cam và mía tím được thị trường trong, ngoài tỉnh biết đến với thương hiệu cam, mía Cao Phong. Năm 2006, diện tích cây ăn quả toàn huyện có 500 ha hiện đã tăng lên 800 ha. Các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi chiếm hơn 500 ha, sản lượng ước tính đạt 8.000 tấn, còn lại là các loại cây ăn quả khác. Mía tím được xác định là một trong những cây chủ lực có tiềm năng lớn. Cây mía xuất hiện ở Cao Phong từ những năm 80 của thế kỷ trước. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất này nên phát triển tốt, chất lượng cao, từ đó, nhân dân tự mở rộng dần diện tích. Năm 2006, dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp ra đời đã tạo động lực thúc đẩy phát triển cây mía trên địa bàn. Trong giai đoạn 2006-2009, diện tích mía phát triển nhanh chóng, từ 1.614 ha tăng lên 2.353 ha, tăng 900 ha so với trước khi triển khai dự án. Cây mía hiện có ở khắp các xã, thị trấn trong huyện, tập trung nhiều ở Dũng Phong, Tây Phong, Tân Phong, thị trấn Cao Phong, Bắc Phong, Nam Phong… Thu nhập từ mía cũng tăng dần lên, những năm trước 1 ha mía đạt khoảng 80 - 90 triệu đồng, hiện có thể đạt 100 - 120 triệu đồng. Đến nay, 55% diện tích canh tác của huyện bình quân cho thu nhập đạt 100 triệu đồng/năm.

 

Dựa vào tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển, Cao Phong đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển KT-XH. Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Diện mạo, bộ mặt nông thôn mới dần được hình thành theo những cung đường mới được mở. Sự nghiệp GD - ĐT được quan tâm, toàn huyện có 8 trường đạt chuẩn quốc gia, trên 90% phòng học được kiên cố hóa. Đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân ngày càng được nâng cao. Bình quân thu nhập đầu người của huyện đạt 12,7 triệu đồng/năm. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được nhân dân hưởng ứng thiết thực, trong đó có 72% số hộ, 52 xóm, khu dân cư và nhiều cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá. Cao Phong – mảnh đất dung hoà giữa thiên nhiên và con người đang tạo nên  một điểm nhấn trên cung đường ngược quốc lộ 6 lên Tây Bắc hôm nay.

 

 

                                                                               Hà Vũ

 

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục