Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng 
phát biểu tại Phiên họp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Phiên họp.

Sáng 6/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Hội đồng bầu cử chủ trì phiên họp thứ tư Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

 

Phiên họp làm việc về các nội dung: Cho ý kiến vào Báo cáo tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 từ sau phiên họp Hội đồng bầu cử lần thứ 3 đến nay; tình hình tổ chức các hội nghị cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vận động bầu cử; báo cáo về việc đảm bảo kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Báo cáo Tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 do đồng chí Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử cho biết, từ sau phiên họp thứ ba của Hội đồng bầu cử đến nay, nhìn chung, công tác chuẩn bị bầu cử tiếp tục được các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương triển khai khẩn trương, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

Từ nay đến ngày bầu cử 22/5, theo tiến độ và thời gian đã định, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử chỉ đạo chặt chẽ, sát sao việc tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp để thực hiện vận động bầu cử, báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; chỉ đạo việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, đảm bảo đúng luật, dân chủ, tiết kiệm và trật tự an toàn trong ngày bầu cử.

Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử, tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền, nhất là về danh sách những người ứng cử, củng cố các cụm khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tranh cổ động tại các khu vực đông dân cư và các địa điểm bỏ phiếu; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; có kế hoạch và phương án bảo vệ, trong đó cần dự kiến các tình huống phức tạp có thể xảy ra, đồng thời duy trì chế độ trực ban, giao ban thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệ bầu cử; tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo người ứng cử và việc lập danh sách cử tri theo quy định của pháp luật. Hội đồng bầu cử và Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục triển khai kế hoạch giám sát bầu cử (đợt III) nhằm xử lý kịp thời những vướng mắc ở cơ sở để đảm bảo cho công tác chuẩn bị bầu cử được chu đáo nhất.

Báo cáo về tình hình chuẩn bị và tổ chức các hội nghị cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vận động bầu cử, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh cho biết, ngay sau khi có hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để những người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử; đồng thời hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức các hội nghị cử tri. Các địa phương đã tổ chức hội nghị gặp gỡ những người ứng cử trước ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để thông báo cụ thể kế hoạch tiếp xúc cử tri để người ứng cử chủ động bố trí về dự; đồng thời thông báo cho người ứng cử về tình hình kinh tế- xã hội của địa phương để người ứng cử chuẩn bị chương trình hành động. Do cùng một thời gian vừa phải tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, vừa cho những người ứng cử đại biểu HĐND nên hầu hết các địa phương bắt đầu tổ chức các hội nghị cử tri từ ngày 4/5 (sau dịp nghỉ lễ) đến hết ngày 18/5 để các địa phương có đủ thời gian tổ chức và người ứng cử có đủ điều kiện tham dự đầy đủ các cuộc tiếp xúc. Về số cuộc tiếp xúc: đại đa số các tỉnh đều bố trí đúng như hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một số tỉnh, thành phố có kế hoạch tổ chức cho mỗi người ứng cử đại biểu Quốc hội từ 12 đến 16 cuộc tiếp xúc cử tri như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi... Tuy nhiên cũng còn một số địa phương lên kế hoạch bố trí số cuộc tiếp xúc ít hơn so với hướng dẫn như TP Hà Nội, Lào Cai... Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh cho biết từ ngày 4/5-18/5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác vận động bầu cử ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước để tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc.

Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến của thành viên Hội đồng bầu cử tán thành với Báo cáo Tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cũng như những công việc tập trung thực hiện trong thời gian tới. Cho ý kiến vào từng việc cụ thể, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nêu vấn đề tại các địa phương do cùng thời gian vừa tổ chức tiếp xúc cử tri cho những ứng cử đại biểu Quốc hội vừa cho những người ứng cử đại biểu HĐND nên cử tri khó nắm bắt được đầy đủ lý lịch cũng như chương trình hành động của từng ứng cử viên vì thời gian eo hẹp. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng, phát thanh tại địa phương để cung cấp cho cử tri đầy đủ tiểu sử cũng như chương trình hành động của từng ứng cử viên. Nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng đây là giai đoạn quan trọng để cử tri nắm bắt, nghiên cứu, quyết định lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội và HĐND, vì vậy các địa phương cần lưu ý tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cùng với những cuộc gặp mặt tiếp xúc trực tiếp giữa ứng cử viên và cử tri, cần tổ chức các cuộc mạn đàm, gặp gỡ để cử tri hiểu rõ về ứng cử viên trước khi bỏ phiếu.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là giai đoạn cấp tập nhất với trọng tâm là để cử tri hiểu đầy đủ về người ứng cử cũng như ứng cử viên hiểu rõ về địa phương nơi mình ứng cử. Bởi vậy, việc tiếp xúc cử tri cần phải được làm tốt hơn, kỹ hơn để từng người, từng nhà hiểu được ứng cử viên; cần sử dụng và kết hợp mọi biện pháp tuyên truyền để thông tin đến với người dân, tăng cường mối liên hệ giữa cử tri với ứng cử viên để hướng tới mục tiêu bầu đúng, bầu đủ số lượng đại biểu.

Bên cạnh nhiều ý kiến nhấn mạnh tới tầm quan trọng của công tác tuyền truyền, các ý kiến cũng đề nghị cần chú trọng làm tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như công tác đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho cuộc bầu cử. Đồng chí Phạm Minh Tuyên đề nghị đối với một số địa phương đặc biệt khó khăn cần nghiên cứu để có chế độ hỗ trợ, giúp địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao....

Phát biểu kết luận phiên họp thứ tư, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá sau phiên họp thứ 3 của Hội đồng bầu cử đến nay, nhìn chung, công tác chuẩn bị bầu cử tiếp tục được các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương triển khai khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, đạt được kết quả tốt, tạo được không khí phấn khởi trong xã hội.

Trên cơ sở tán thành với những nội dung được đề cập tại Báo cáo Tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đồng chí nhấn mạnh đây là giai đoạn khẩn trương, công việc nhiều, cần tập trung triển khai quyết liệt, không được phép chủ quan, lơ là. Qua các hoạt động, tạo phong trào quần chúng, khí thế quần chúng, vận động đông đảo cử tri tham gia bầu cử để bầu đúng, bầu đủ số lượng đại biểu.

Trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp. Đây chính là cơ sở để cử tri lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội và HĐND; kết hợp tiếp xúc trực tiếp với tuyên truyền bằng nhiều hình thức và phương pháp để qua đó cử tri hiểu được người ứng cử mình sẽ lựa chọn. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyền truyền bằng các hình thức đa dạng, phong phú, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị tiếp tục chú trọng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó cần dự kiến cả những tình huống có thể xẩy ra để lên phương án xử lý kịp thời, hiệu quả; duy trì chế độ trực ban, giao ban thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệ bầu cử; tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hội đồng bầu cử và Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát bầu cử (đợt III) nhằm xử lý kịp thời những vướng mắc ở cơ sở....

                                                                  Theo DangCongSan.vn

 

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục