Thanh niên nông thôn tham gia học nghề điện tại trường cao đẳng nghề Hòa Bình.

Thanh niên nông thôn tham gia học nghề điện tại trường cao đẳng nghề Hòa Bình.

(HBĐT) - Với nỗ lực đồng bộ, tỉnh ta đã đạt kết quả đáng ghi nhận sau một năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Nhìn lại một năm qua, theo Sở LĐ-TB&XH - cơ quan thường trực chủ trì triển khai QĐ 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án, có nhiều nguyên nhân bất lợi chi phối hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh ta. Nổi bật là hai nguyên nhân nội tại đến từ hai chủ thể quan trọng của công tác đào tạo nghề: người lao động và mạng lưới cơ sở dạy nghề.

 

LĐNT - bấp bênh giữa chất và lượng

 

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, ngay trong năm đầu tiên 2010, tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí 3.130 triệu đồng đến các huyện, thành phố, trung tâm, cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT. Kết quả, đã mở thí điểm 2 lớp dạy nghề nuôi lợn thịt và trồng nấm, thu hút 60 học viên tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tham gia. Sau đó nhân rộng ra địa bàn tỉnh với 48 lớp, thu hút 1.315 học viên tham gia. Các nghề được đào tạo bao gồm: dệt thổ cẩm, trồng nấm rơm, mây - tre đan, trồng cây công nghiệp, làm chổi chít, chăn nuôi, may công nghiệp, nuôi cá lồng, điện dân dụng, trồng hoa, thêu ren. Tổng kinh phí thực hiện trên 1.633 triệu đồng. Số còn lại chuyển tiếp sang năm 2011.

 

Được biết, trong năm 2010, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 12.240 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 25%. Theo ghi nhận của ngành LĐ-TB&XH, số lao động sau khi học nghề có việc làm đạt gần 70%, cho thấy hiệu quả tích cực của công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, riêng về nguồn LĐNT, thực tế đang tồn tại sự bấp bênh quá lớn giữa chất và lượng. Lực lượng này hiện chiếm trên 70% số lao động trong tỉnh nhưng chất lượng nhìn chung thấp, tỷ lệ qua đào tạo chỉ chiếm 17% - thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Chất lượng lao động thấp dẫn đến hiện trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh không tuyển được lao động tại chỗ, buộc phải thuê lao động nơi khác về làm việc, trong khi lượng LĐNT thất nghiệp của tỉnh rất lớn.

 

 Cần nâng cao năng lực đào tạo nghề

 

Tháng 7/2010, Sở LĐ-TB&XH đã tiến hành khảo sát 156.150 hộ dân cư khu vực nông thôn của tỉnh để xác định nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT đến năm 2020 theo nội dung của Đề án. Kết quả, có khoảng 123.000 LĐNT có nhu cầu đào tạo nghề từ nay đến năm 2020. Như vậy, bình quân hàng năm, tỉnh phải đào tạo nghề cho khoảng 11.000 LĐNT theo ba cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Các nhóm nghề được xác định phù hợp với LĐNT là: nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

 

Mặt khác, khảo sát năng lực đào tạo của mạng lưới cơ sở đào tạo nghề hiện nay cho thấy: Mạng lưới này có khả năng đào tạo cho khoảng 16.000 lao động theo 3 cấp trình độ, đối với các ngành nghề thuộc ba lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Như vậy, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề hiện nay về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề của LĐNT nói riêng. Theo thống kê sơ bộ, hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 27.000 lao động cần được đào tạo nghề và giải quyết việc làm mới.

 

Tuy vậy, mối quan hệ giữa năng lực và nhu cầu đào tạo, báo cáo kết quả 1 năm triển khai Đề án của Sở LĐ-TB&XH nêu rõ: Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách của lao động trong tỉnh. Mạng lưới cơ sở dạy nghề tuy đã được quy hoạch và đầu tư khá đồng bộ song phần lớn đều còn thiếu các điều kiện cần thiết để hoạt động hiệu quả. Thậm chí nhiều cơ sở dạy nghề được thành lập nhưng việc đầu tư trang thiết bị còn chậm hoặc còn phải đi thuê giáo viên, địa điểm để tổ chức lớp học nên hiệu quả đào tạo chưa cao, lao động qua đào tạo tuy tìm được việc làm nhưng chưa bền vững và thu nhập còn thấp...

 

Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, chất lượng lao động và đào tạo nghề là hai khối áp lực lớn đang dồn lên công tác đào tạo nghề cũng như hiệu quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” của tỉnh. Hiện nay, khung đào tạo đã bị “vỡ” trước những biến đổi của thị trường lao động. Do đó, Sở đã xây dựng Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh”. Song song với việc mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, vấn đề quan trọng cần làm là nâng cao chất lượng đào tạo. Với định hướng xuyên suốt là đào tạo lao động tại chỗ và có địa chỉ chứ không đào tạo tràn lan, phấn đấu khoảng 75-80% lao động qua đào tạo có việc làm và giảm thiểu nguy cơ tái thất nghiệp.  

 

Ông Nguyễn Thanh Thủy cho biết thêm: Ngành LĐ-TB&XH đã và đang hoạch định các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng. Mặc dù chịu nhiều áp lực nhưng tỉnh ta luôn xác định cần tranh thủ tối đa những chính sách về đào tạo nghề cho LĐNT tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Đây là chương trình lớn, mang tính chiến lược lâu dài và có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng nguồn LĐNT tại địa phương. Chính vì vậy, một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu là tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực trong tâm lý, nhận thức của người lao động về đào tạo nghề, qua đó tạo thêm sức hút cho công tác chiêu sinh học nghề, tạo thêm động lực để phân luồng và nâng cao chất lượng đào tạo.    

 

                                                                                      Phan Anh

 

Các tin khác


Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục