Sau hai ngày làm việc (5, 6-9), Hội nghị kỷ niệm 50 năm Phong trào Không liên kết (9/1961-9/2011), với sự tham dự của 105 đoàn đại biểu thuộc 101 nước, trong đó có 80 đoàn chính thức, tại thủ đô Belgrade, Serbia, đã thành công tốt đẹp.

 

Cùng với khẳng định những đóng góp của Phong trào Không liên kết (NAM), giúp thế giới đổi thay tích cực trong 50 năm qua (kể từ năm 1961), Hội nghị Belgrade đã đề ra những phương hướng hợp tác mới nhằm thúc đẩy tình đoàn kết giữa các nước thành viên, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng và giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, tăng cường tính năng động và vai trò của NAM trên trường quốc tế, trước hết là trong phối hợp hành động về chính trị và kinh tế tại các diễn đàn đa phương trong tình hình mới.

Một lần nữa tại diễn đàn đa phương này, Đoàn Việt Nam, do Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng vào sự thành công của hội nghị; qua đó khẳng định chính sách hội nhập sâu rộng của Việt Nam trên trường quốc tế. Không phải ngẫu nhiên, tại Belgrade, cùng với nước chủ nhà Serbia, Ai Cập (nước Chủ tịch đương nhiệm của NAM), Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam được chọn là nước thành viên có bài phát biểu chủ chốt. Và phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh đã thu hút sự chú ý của toàn thể hội nghị. Có được kết quả đó, chính là nhờ những đóng góp không mệt mỏi của Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua - kể từ khi nước nhà giành được độc lập - được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Chính cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ chống ngoại xâm, giải phóng đất nước đã khiến Việt Nam sớm gắn bó và đóng góp vào sự phát triển của NAM. Ngay từ khi mới giành được độc lập, đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tham dự Hội nghị cấp cao Á - Phi ở Bandung, Indonesia (tháng 4-1955), hội nghị được xem là tiền thân của NAM sau này. Tại cuộc gặp lịch sử ở Bandung, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới giành độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc trong hoạt động của NAM. Năm 1976, tại Hội nghị cấp cao NAM lần thứ 5 (Colombo, Sri Lanka), Việt Nam chính thức gia nhập NAM (ngày 28-6-1976). Từ đó, NAM càng được khẳng định như một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa; đồng thời bổ sung cho các quan hệ song phương, khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Là một thành viên tích cực của NAM, Việt Nam đã không ngừng củng cố tình đoàn kết, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển, củng cố vị thế của NAM trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình phát triển. Ví dụ sinh động nhất là trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (2008-2009), Việt Nam đã có nhiều sáng kiến được các thành viên NAM đánh giá cao, phản ánh trong văn kiện cuối cùng của Hội nghị cấp cao NAM lần thứ 15 tại Ai Cập (tháng 7-2009). Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 16 và Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NAM diễn ra ở Indonesia tháng 5 vừa qua, đoàn Việt Nam đã tham dự và có nhiều đóng góp thiết thực tại hội nghị. Tại đây, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương; chống các chính sách cường quyền, áp đặt, chủ nghĩa bảo hộ; phấn đấu xây dựng các quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh và các quan hệ hợp tác bình đẳng.

Thời gian tới, Việt Nam cho rằng NAM cần chủ động, nâng cao tiếng nói trong giải quyết những vấn đề quốc tế lớn như: cải tổ Liên hợp quốc, thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) thúc đẩy vòng đàm phán Dohar, ứng phó với các cuộc khủng hoảng, thách thức toàn cầu... Với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, Việt Nam được trông đợi sẽ có thêm những đóng góp thiết thực hơn nữa với sự nghiệp chung của NAM. Như Đại sứ Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, trong một lần trao đổi với báo chí, đã nhấn mạnh, vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thêm nữa, Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ đoàn kết của nhiều dân tộc trên thế giới; do đó, những thành tựu của Việt Nam hôm nay còn là thắng lợi của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

 

                                      Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục