Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. ảnh: T.L
(HBĐT) - Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong những tháng ngày đầy gian khổ, khó khăn và bộn bề công việc, Bác vẫn luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng những tình cảm hết sức quý giá.
Ngày 17/9/1945, nhân dịp Tết Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác đã có liền hai bức thư “Tết Trung thu với nền độc lập” gửi đến “Cùng các trẻ em yêu quý” với tình cảm tràn đầy yêu thương. Bác viết: “Hôm nay là Tết Trung thu. Mẹ đã sắm cho các em nào đèn, nào trống, nào pháo, nào hoa... Cái cảnh trăng tròn gió mát, hồ lặng, trời xanh của Trung thu lại làm cho các em thêm vui cười, hớn hở. Các em vui cười, hớn hở, già cũng vui cười hớn hở với các em. Để các em biết vì sao?” (1). Đằng sau câu hỏi đó là cả một tấm lòng tràn đầy tình thương mến, hy vọng và tin tưởng, là sự căn dặn ân cần và niềm mong mỏi các em học tập, vui chơi, rèn luyện để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
Già cũng vui cười hớn hở với các em. Để các em biết vì sao?” (1). Đằng sau câu hỏi đó là cả một tấm lòng tràn đầy tình thương mến, hy vọng và tin tưởng, là sự căn dặn ân cần và niềm mong mỏi các em học tập, vui chơi, rèn luyện để trở thành người chủ tương lai của đất nước. Bức thư thứ hai ngoài những tình cảm căn dặn, Bác còn muốn gửi đến mọi người nguyện vọng “trẻ em Việt Nam sung sướng” và “Việt Nam độc lập muôn năm”. Sau Tết Trung thu độc lập đầu tiên, thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, rồi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ lại trở lên chiến khu Việt Bắc. Nhân dịp Tết Trung thu 1948, Bác đã viết gửi các cháu thiếu niên - nhi đồng: “Mặc dầu giặc tây độc ác, chúng quyết không thể ngăn trở trăng thu vừa đẹp, vừa tròn. Mặc dầu giặc tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở các cháu vui tươi và hăng hái. Mặc dầu giặc tây bạo ngược, chúng quyết không thể ngăn trở chúng ta kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công” (2).
Tết Trung thu năm 1949, lúc này, chiến dịch thu đông biên giới đang trên đà thắng lợi, Bác lại có thư gửi. Bác khen ngợi: “Các cháu tiến bộ hơn năm ngoái” cả “về mặt thi đua học hành” và “về mặt tham gia kháng chiến” (3). Đặc biệt có những bức thư Trung thu được Bác mở đầu hay kết thúc bằng những câu thơ hoặc toàn bức thư là những vần thơ đầy xúc động với bao nỗi niềm yêu thương, ân cần, chu đáo của một người ông hiền từ nhớ thương từng đứa cháu nhỏ. Đó là bức thư Trung thu năm 1951:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung” (4).
Những vần thơ Trung thu của Bác đã để lại trong lòng các thế hệ thiếu nhi những ấn tượng sâu sắc, những kỷ niệm đẹp. Thư Trung thu năm 1952, sau thắng lợi chiến dịch Hòa Bình, Bác tỏ lời động viên các cháu, Bác kết thúc bức thư bằng những vần thơ rất đỗi tình cảm, nặng tình nghĩa với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Chính những vần thơ ấy mà sau này trở thành lời bài hát truyền thống Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:
“Ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng, thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hòa bình
Các cháu hãy xứng đáng, cháu Bác Hồ Chí Minh” (5).
Tết Trung thu năm 1953, Bác viết cho thiếu nhi bức thư đầy dấu ấn đáng nhớ cho thiếu nhi một thời và muôn thời. Bác là vị lãnh tụ của Đảng, của dân tộc thế mà trong bài thơ Bác đã nói với thiếu nhi một cách nghiêm chỉnh về tình hình kháng chiến, sự lớn mạnh thắng lợi ở chiến trường, ở hậu phương. Qua bức thư Bác gửi đã thể hiện tinh thần dân chủ của Bác dù là đối với các cháu, thái độ quý trọng, nâng niu được toát lên trong bức thư bằng thơ:
“9 Tết Trung thu/8 năm kháng chiến/ Các cháu khôn lớn/Bác rất vui lòng! Thu này Bác gửi thơ chung/ Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa/Thu này hơn những thu qua/Kháng chiến thắng lợi gấp ba, bốn lần/Khắp nơi nam bắc - tây đông/Đưa tin thắng lợi cờ hồng tung bay/Các cháu vui thay/Bác cũng vui thay/Thu sau so với thu này vui hơn” (6).
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thu 1954 là Trung thu đầu tiên hòa bình, sau 9 năm kháng chiến anh dũng của quân, dân ta nên ánh trăng Trung thu năm nay cũng thật đẹp, êm ái như tấm lòng, tình cảm của Bác: “Trăng thu trong đẹp, sáng rọi khắp nơi, từ Nam đến Bắc” - Cũng như lòng Bác yêu quý tất cả các cháu miền Bắc và miền Nam”
Kết thúc bức thư Trung thu năm 1954, Bác viết:
“Đến ngày
Các cháu xúm xít thì ta vui lòng” (7).
Tết Trung thu 1956 và 1957, Bác đều viết thư gửi thiếu niên, nhi đồng cả nước và bao giờ Bác cũng dành tình cảm thân thương, trìu mến mà rất mộc mạc chân tình:
“Thân ái chúc các cháu
Vui vẻ mạnh khỏe/ Đoàn kết chặt chẽ
Thi đua học hành/Tiến bộ mau lẹ” (8).
Trung thu năm 1960, Bác đã viết thư với nội dung “Nói chuyện trung thu với các em nhi đồng”.
Bác vẫn nhắc nhở thiếu niên, nhi đồng rèn luyện, phấn đấu học tập, giữ gìn đạo đức trong sạch để hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân.
Đọc lại 11 lần, 11 bức thư Bác gửi cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu, thế hệ thiếu nhi cả nước càng khắc sâu lời Người và trân trọng tình cảm của Người dành cho thiếu nhi Việt Nam. Tiếp tục phấn đấu để xứng đáng với tấm lòng cao cả của Người.
- (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) đều trích dẫn trong cuốn “Bác Hồ với thiếu nhi”- NXB Thanh Niên.
Văn Song (T.T.V)
Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng rời Hà Nội lên đường thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào và đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Võ Chí Công đã từ trần hồi 7 giờ 17 phút, ngày 8/9/2011 (tức ngày 11 tháng 8 năm Tân Mão) tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 8/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) và các doanh nghiệp thành viên.
(HBĐT) - Ngày 8/9, Hội đồng Giáo dục QP - AN Trung ương đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP - AN. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng giáo dục QPAN Trung ương chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị, tại điểm cầu Hòa Bình có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng giáo dục QP - AN tỉnh; Thiếu tướng Đỗ Căn, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Phó Chủ tịch Hội đồng giáo dục QP - AN Quân khu 3 cùng lãnh đạo các sở, ngành, thành viên Hội đồng giáo dục QP - AN tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 8/9, Tỉnh uỷ đã tổ chức hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban Bí thư TW Đảng (khoá IX) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông”. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Cổ phần hoá từ tháng 7/2009 với chức năng chính: quản lý, sửa chữa khai thác và đảm bảo giao thông đường bộ trên quốc lộ 6 và quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 236,5 km; thu phí nộp ngân sách Nhà nước tại trạm thu phí Chương Mỹ - Hà Nội; tham gia đấu thầu các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, sản xuất mua bán vật liệu xây dựng khác.