Các cơ sở dạy nghề cần tận dụng mọi điều kiện để dạy nghề cho lao động nông thôn (trong ảnh: Lao động nông thôn thực hành nghề hàn tại trường CĐ nghề Hòa Bình)

Các cơ sở dạy nghề cần tận dụng mọi điều kiện để dạy nghề cho lao động nông thôn (trong ảnh: Lao động nông thôn thực hành nghề hàn tại trường CĐ nghề Hòa Bình)

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại buổi làm việc với các sở, ngành về tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

 

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng gợi mở: Trong khi các Trung tâm dạy nghề (TTDN) trong tỉnh đang đôn đốc việc đăng ký dạy nghề, các cơ sở dạy nghề cần nắm bắt, tận dụng điều kiện để dạy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đánh giá thực hiện đề án trong 2 năm qua, đơn vị dạy, đào tạo nghề có hiệu quả sẽ được ưu tiên theo tỷ lệ, tránh tình trạng “cào bằng” trong phân bổ kinh phí.  

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy nghề theo Đề án 1956, đến nay, tỉnh ta đã có 10/10 huyện thành lập TTDN. Các huyện như Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi ngay sau khi có quyết định thành lập đã quan tâm bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên và các trang thiết bị, cơ sở vật chất cơ bản, thiết yếu để có thể hoạt động. Bên cạnh đó, một số huyện như Mai Châu, Kỳ Sơn, Yên Thủy chưa bố trí đủ các điều kiện này, đồng nghĩa với hoạt động dạy nghề chưa thể tiến hành. Triển khai đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề,  hiện mới có 6/10 dự án đầu tư xây dựng TTDN được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, dự án TTDN các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn đã khởi công, TTDN các huyện Đà Bắc, Yên Thủy đã cơ bản hoàn tất các thủ tục, chuẩn bị khởi công. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các TTDN đã được phân bổ.

 

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được quan tâm đi trước một bước. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc được giao đảm nhiệm tuyên truyền về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Với mục đích tăng cường chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là đối tượng cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH, Thường trực BCĐ đang xây dựng đề án riêng dành cho đào tạo cán bộ, công chức xã, dự kiến sẽ tổ chức hội nghị trong thời gian tới trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

 

Có một thực tế là do hầu hết các TTDN đều mới thành lập nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu và yếu. Các cơ sở dạy nghề còn nhiều lúng túng trong triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ – TB & XH cho rằng, công tác tham mưu, phối hợp giữa các ngành chức năng trong quá trình thực hiện Đề án 1956 chậm, chưa đồng bộ đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn còn chậm, kết quả không đạt như mục tiêu, kế hoạch đề ra. Thêm vào đó, nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề cho lao động nông thôn hạn hẹp (chủ yếu do ngân sách cấp). Trong 2 năm (2010 – 2011), tỉnh ta được cấp 6.490 triệu đồng với mức hỗ trợ trung bình theo quy định là 2,5 triệu đồng/người/khóa thì mức kinh phí trong 2 năm chỉ tổ chức dạy nghề được cho khoảng 2.600 lao động nông thôn.      

 

Năm 2011, tỉnh đề ra mục tiêu tổ chức 67 lớp dạy nghề cho tổng số 1.832 lao động nông thôn. Tuy nhiên, đến nay mới mở được 38 lớp cho khoảng 1.000 lao động, đạt 56,7%KH. Đồng chí Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh nhấn mạnh: Để huy động tối đa năng lực hiện có của các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn, bên cạnh tiếp tục đầu tư xây dựng, trang thiết bị cho các TTDN các huyện đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tăng tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học từ hơn 50% như hiện nay lên trên 70% cần hướng dẫn cụ thể và khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị có năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên… tham gia hoạt động dạy nghề. Trong thực tế cho phép, 31 cơ sở dạy nghề gồm 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp và 16 TTDN (trong đó có 10 TTDN cấp huyện, 4 TTDN thuộc Hội LHPN, Nông dân, LĐLĐ, Bộ CHQS tỉnh, 2 TTDN tư thục); 11 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề hoàn toàn có thể tổ chức hoạt động dạy nghề, giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 1956 tại địa phương.

 

                                                                   

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục