ĐV-TN huyện Đà Bắc phát động ủng hộ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

ĐV-TN huyện Đà Bắc phát động ủng hộ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

(HBĐT) - Tiếp nối những kết quả sau 4 năm thực hiện CVĐ, Huyện ủy Đà Bắc đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạch số 22 về thực hiện chỉ thị; thành lập bộ phận giúp việc BTV; ban hành hướng dẫn việc học tập chuyên đề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012 và bổ sung tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thi hùng biện, hát, sáng tác các tác phẩm chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hướng dẫn học tập một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị. Tất cả 45/45 chi, Đảng bộ trong huyện đã triển khai đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Kết quả việc thực hiện được coi là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại TCCSĐ và đảng viên hàng năm.

 

Bà Dương Thị Thúy, Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết: Để nội dung Chỉ thị đến được với nhân dân trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền được coi trọng. Trong đó, xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không còn là CVĐ mà phải trở thành việc làm thường xuyên, hàng ngày. Ban đã chỉ đạo Đài TT-TH, phòng VH-TT sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng, đậm nét về nội dung, mục đích, ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác; giới thiệu những tập thể, cá nhân điển hình. Phòng VH-TT đã phối hợp với các chi, Đảng bộ rà soát, bổ sung làm mới pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền trực quan ở trung tâm huyện, xã, các trục đường lớn… Đội thông tin lưu động tổ chức chiếu phim về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đông đảo nhân dân. Các cấp ủy Đảng, MTTQ, đoàn thể cùng phối hợp tuyên truyền và kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Từ sự nghiêm túc, tích cực trong việc học tập đã xuất hiện nhiều điển hình làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác trong thực tiễn bằng những việc làm cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu như mô hình tiết kiệm tiết kiệm chi tiêu trong gia đình bằng hình thức nuôi lợn nhựa ở thị trấn Đà Bắc, xã Hào Lý; “hũ gạo tình thương” ở xã Cao Sơn, Tiền Phong. Ban CHQS huyện mỗi tháng vận động cán bộ, chiến sĩ bỏ ống tiết kiệm để đỡ đầu 2 học sinh nghèo vượt khó; phối hợp với Huyện đoàn triển khai kế hoạch “ngôi nhà 2.000 đồng” giúp đỡ những học sinh vùng khó khăn trong huyện. Mô hình tiết kiệm đồ dùng cũ nhưng còn tốt trong CB, CC, LLVT để hỗ trợ cho các gia đình nghèo. Ban tuyên giáo tiết kiệm từ 7.000 – 10.000 đồng/cán bộ/tháng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn… Về cá nhân phải kể đến cô giáo Nguyễn Thị Thanh, Hiệu phó trường Tiểu học Kim Đồng có nhiều sáng tạo trong giảng dạy, đặc biệt là việc truyền thụ những phẩm chất, đức tính của Bác Hồ đến với các thế hệ học sinh. Nhiều học trò của cô đã đoạt giải thưởng cấp tỉnh, toàn quốc trong cuộc thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong lao động sản xuất có anh Xa Văn Sin, Bí thư Đoàn xã Cao Sơn. Anh không chỉ năng nổ hoạt động Đoàn mà còn là một điển hình về làm kinh tế giỏi, có tấm lòng giúp đỡ nhiều người khác cùng xóa đói, giảm nghèo, hay như ông Đinh Công Toàn ở xã Hào Lý hiến đất xây dựng trường mầm non… Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã gắn việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và CCHC. CB, CC, VC, đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Những việc làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực đã tạo thành phong trào hành động cách mạng, có sức lan tỏa sâu rộng, tích cực trong xã hội. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ KT-XH của địa phương; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, niềm tin với Đảng; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân.

 

Trong thời gian tới, huyện tập trung đôn đốc các cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; đa dạng hơn các hình thức tuyên truyền. Đặc biệt là gắn thực hiện Chỉ thị 03 với việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

 

                                                                               Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục