Lãnh đạo xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) trao đổi nghiệp vụ với cán bộ, công chức xã.

Lãnh đạo xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) trao đổi nghiệp vụ với cán bộ, công chức xã.

(HBĐT) - Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU về công tác tổ chức cán bộ, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn Đinh Văn Hùng khẳng định: Trong những năm gần đây, công tác tổ chức cán bộ của huyện có nhiều đổi mới về nội dung và cách làm đã mang lại hiệu quả thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của toàn huyện.

 

Đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên được giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng  chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, tạo lực đẩy quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện.

Đồng chí Nguyễn Thị Hiện, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Hợp Thành (Kỳ Sơn)?cho biết: Tính đến hết năm 2011, tổng số cán bộ, công chức của xã có 19 đồng chí, trong đó, 6 đồng chí có trình độ đại học, 8 đồng chí trình độ trung cấp, 13 đồng chí trình độ trung cấp lý luận chính trị, còn lại là sơ cấp lý luận chính trị. Nếu so với 10 năm trước, đây là sự tiến bộ vượt bậc.  Hợp Thành đã xây dựng được đội ngũ cán bộ “biết việc” lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Mức thu nhập bình quân của xã đạt trên 11 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,63%. Xã đã và đang triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM.

 

Để thực hiện tốt công tác cán bộ, Đảng bộ huyện Kỳ Sơn rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, xây dựng và triển khai công tác quy hoạch cán bộ từ huyện xuống cơ sở bảo đảm phương châm động và  mở- một chức danh quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch nhiều chức danh. Bộ máy cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở không ngừng được kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động. Công tác xây dựng Đảng có chuyển biến mạnh trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ huyện có 37 TCCS Đảng với trên 2.600 đảng viên, qua phân loại hàng năm có tới trên 90% TCCS Đảng đạt TS- VM, trên 90% đảng viên. Đồng thời, hàng năm, huyện rà soát, đưa ra khỏi diện quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, kịp thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển bổ nhiệm và bổ nhiệm lại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, chất lượng cán bộ, đảng viên của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, ở cấp huyện, cán bộ có trình độ đại học đạt 74,85%; trung cấp 19,76%, sơ cấp 5,38%. Cán bộ các phòng, ban, đoàn thể của huyện trở lên có trình độ đại học đạt gần 90%, trình độ  cao cấp LLCT 45%, trung cấp 41%. Đối với cán bộ cấp xã, thị trấn, trình độ cao đẳng, đạt học khoảng 13%, trung cấp 39% và sơ cấp đạt trên 2%. Cùng với bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch, chú ý phát huy năng lực, sở trưởng công tác, huyện Kỳ Sơn thực hiện tốt nguyên tắc trong xây dựng Đảng, chú trọng kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và xử lý những biểu hiện sai phạm của cán bộ, đảng viên, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

 

Quan tâm tới công tác tổ chức cán bộ, Đảng bộ huyện Kỳ Sơn đã giành được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực KT-XH, từng bước triển khai những giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng Kỳ Sơn trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh. Đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết thêm: Mặc dù đạt được những kết quả đáng mừng, tuy nhiên, công tác tổ chức cán bộ của huyện cũng còn những yếu kém là: Việc đánh giá cán bộ chưa được thường xuyên. Công tác cán bộ tại một số cấp ủy Đảng chưa được triển khai đồng bộ, kịp thời. Tại một số nơi chưa thực sự gắn kết giữa đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và sử dụng cán bộ. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cơ sở còn thấp so với yêu cầu. Huyện Kỳ Sơn đang tập trung triển khai nghị quyết về công tác tổ chức cán bộ, phấn đấu đến năm 2020 có 100% các đồng chí ủy viên BTV Huyện ủy có trình độ chuyên môn đại học trở lên và cao cấp LLCT, được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ. 100% cán bộ trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể có trình độ đại học, 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, trong đó có 70% có trình độ cao cấp LLCT hành chính và được bồi dưỡng kiến thức QLNN, các kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của ngạch công chức. 100% cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn có trình độ chuyên môn và trình độ LLCT hành chính từ trung cấp trở lên. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể; quan tâm đến công tác cán bộ nữ, trẻ tuổi tham gia cấp ủy từ 30% trở lên, nữ tham gia HĐND các cấp từ 35- 40%  và giữ cán chức danh lãnh đạo các đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

 

                                                                                Hương Lan

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục