Cán bộ Văn phòng UBND thị trấn Đà Bắc tạo thuận lợi cho người dân đến giao dịch.

Cán bộ Văn phòng UBND thị trấn Đà Bắc tạo thuận lợi cho người dân đến giao dịch.

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đà Bắc đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Từ đó tạo ra động lực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.

 

Để quy chế dân chủ cơ sở thực sự đi vào cuộc sống, huyện Đà Bắc đã thành lập BCĐ thực hiện QCDC từ huyện đến xã, thị trấn và trong các cơ quan, doanh nghiệp. Đến nay, các ban, ngành từ huyện đến cơ sở đều đã xây dựng quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị gắn với việc thực hiện QCDC; quy chế phối hợp giữa cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành của xã trong công tác hoà giải, giải quyết các đơn, thư khiếu nại - tố cáo ngày càng đi vào nề nếp. Các cơ sở xã, thị trấn cơ bản đã thực hiện nghiêm túc những nội dung công khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là công trình đầu tư trực tiếp cho cơ sở, nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các khoản phí đóng góp, lập, thu, chi các loại quỹ để dân được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra.

 

Việc thực hiện QCDC đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cơ quan, đơn vị và tác phong của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ cơ sở gần dân, sát dân, nâng cao trách nhiệm cá nhân, hạn chế những hiện tượng tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền từng bước được nâng lên. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền và công cuộc đổi mới được củng cố. Tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên được nhân dân giám sát, góp ý phát hiện cho Đảng những nhân tố tích cực để bồi dưỡng, kết nạp. Cán bộ, đảng viên thông qua thực hiện QCDC có điều kiện hướng dẫn nhân dân phê bình, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

 

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân có chuyển biến tích cực trong qua trình thực hiện QCDC ở cơ sở. Dân chủ trong Đảng được mở rộng, đảng viên đã nêu cao hơn ý thức trách nhiệm trong thảo luận, xây dựng nghị quyết của cấp ủy, tham gia ý kiến với tổ chức Đảng cấp trên, tiến hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc hơn. Hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân được đổi mới từng bước, hướng mạnh về cơ sở, tăng cường vận động, tổ chức cho nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đồng thời chăm lo chính đáng đời sống của hội viên, đoàn viên. Thực hiện QCDC ở cơ sở đã thực sự là động lực quan trọng giúp cho quá trình xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở đã huy động được sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân huyện Đà Bắc vào việc ổn định KT-XH nông thôn, đẩy mạnh phát triển KT-XH và củng cố QP-AN. Do phát huy được trí tuệ, công sức của cán bộ đảng viên và quần chúng tham gia tích cực vào việc thanh tra kiểm tra ở tất cả các xã, thị trấn, giải quyết những vấn đề về đất đai, thu hồi kinh tế, xử lý các vụ việc tiêu cực về vi phạm pháp luật, kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ sở, tạo khí thế đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đời sống mọi mặt của người dân được cải thiện đáng kể, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá, các cơ sở văn hóa, giáo dục được đầu tư phát huy được hiệu quả trong đời sống xã hội. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn theo hướng kiên cố hóa, khang trang, thiết thực và ngày càng sạch đẹp, thuận tiện cho sinh hoạt của nhân dân. Tình làng, nghĩa xóm, tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư được gắn kết.

 

Bên cạnh những mặt đã đạt được, việc triển khai thực hiện QCDC trên địa bàn huyện vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, một số nơi do triển khai chậm hoặc không đầy đủ nội dung của QCDC nên tính công khai và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” còn theo hình thức chung chung. Ngoài ra, có nơi việc phối hợp thực hiện QCDC giữa Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể còn đứng ngoài cuộc, chưa thống nhất xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, chưa tạo được mối quan hệ dân chủ và khách quan, vì vậy, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở chưa cao, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện QCDC.

 

Bà Phùng Thị Nụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ Đà Bắc cho biết: Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã trong giải quyết công việc với dân và cấp trên. Đặc biệt đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và ngăn chặn nạn quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, mất đoàn kết, xa rời quần chúng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững tình hình ANCT-TTATXH của địa phương.

 

                                                                    Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục