Được hưởng lợi từ chính sách ĐC-ĐC, người dân xóm Ca Lông (xã Đồng Chum) ổn định cuộc sống mới ở nơi tái định cư. Ảnh: Cán bộ kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pu Canh thăm hỏi đời sống nhân dân xóm Ca Lông.

Được hưởng lợi từ chính sách ĐC-ĐC, người dân xóm Ca Lông (xã Đồng Chum) ổn định cuộc sống mới ở nơi tái định cư. Ảnh: Cán bộ kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pu Canh thăm hỏi đời sống nhân dân xóm Ca Lông.

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, cùng với nguồn vốn ngân sách, Đà Bắc đã huy động tốt nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ di dân ĐCĐC cho hàng chục hộ dân trên địa bàn đảm bảo cuộc sống ổn định.

 

Theo phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, đến nay, huyện đã hoàn thành 100% chỉ tiêu, kế hoạch     được   giao trong thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐC-ĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng số có 61 hộ, 248 nhân khẩu được hưởng lợi từ chính sách. Đây là kết quả thể hiện nỗ lực lớn lao của một địa phương còn gặp nhiều khó khăn như huyện Đà Bắc.  

Theo bà Quách Thị Mơ, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện: Trước khi triển khai Quyết định 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn huyện Đà Bắc vẫn còn nhiều hộ dân ở xa cụm dân cư tập trung, phổ biến với lối sống, canh tác du canh, du cư không ổn định. Cá biệt như ở xóm Nghít, xã Đoàn Kết. Do không có đường giao thông, lại ở xa khu dân cư tập trung nên 17 hộ với hơn 60 nhân khẩu nơi đây gần như bị cô lập, ít có sự giao tiếp với thế giới bên ngoài, cuộc sống của người dân chủ yếu là du canh, du cư, tự cấp, tự túc, các hộ dân đều không được hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi xã hội như đường giao thông, điện lưới quốc gia, hệ thống nước sạch hợp vệ sinh, chăm sóc sức khỏe. 

Tuy nhiên, sau khi triển khai Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, các hộ dân thuộc phạm vi được hỗ trợ đã được tuyên truyền, vận động di chuyển về ĐCĐC tại các khu dân cư xen ghép trên địa bàn huyện. Theo đó, 61 hộ với 248 nhân khẩu được di chuyển từ các điểm, khu vực bị cô lập, khó khăn về đường giao thông, đất sản xuất về ĐCĐC tại các khu dân cư tập trung, được bố trí đất ở, đất canh tác xen ghép tại 7 xã của huyện. Trong đó, xã Tân Minh có 18 hộ với 76 khẩu, xã Cao Sơn có 17 hộ với 65 khẩu, xã Tân Pheo có 11 hộ với 42 khẩu. Các hộ còn lại được bố trí ở xen ghép với các khu dân cư tập trung thuộc địa bàn các xã Yên Hòa, Đồng Nghê, Đoàn Kết và Toàn Sơn. Khi di chuyển về nơi ở mới, ngoài việc được bố trí đất ở và đất sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi địa phương thì các hộ chuyển cư còn được hưởng nhiều chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước như hỗ trợ tiền di chuyển, làm nhà ở, hỗ trợ tiền san tạo mặt bằng, hỗ trợ lắp hệ thống điện, nước sinh hoạt, hỗ trợ cho mỗi khẩu 6 tháng lương thực và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc cây trồng, vật nuôi... với tổng số tiền hơn 2,34 tỷ đồng.  

Kể từ khi hoàn thành các mục tiêu trong chương trình hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Đà Bắc, đến nay đời sống các hộ dân đã dần đi vào ổn định. Nhiều hộ gia đình đã tập trung đầu tư phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo, con em được đến trường đầy đủ. Đặc biệt, nhận thức của người dân bản địa đã có chuyển biến tích cực, họ luôn chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững ổn định an ninh nông thôn, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.  

Bà Quách Thị Mơ cho biết thêm: Cùng với việc hoàn thành kế hoạch di dân ĐCĐC theo hình thức xen ghép tại các khu, cụm dân cư thì đến nay, huyện Đà Bắc cũng đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thống cũng cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh Khu tái định cư tại suối Kẻ thuộc xóm Mít, xã Tu Lý do Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu tư hiện có khả năng tiếp nhận 45 hộ dân có điều kiện sống du canh, du cư về sinh sống tập trung. Tính đến nay đã có hơn chục hộ dân sống du canh du cư ở các xóm vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc các xã Toàn Sơn, Đoàn Kết, Yên Hòa, Đồng Ruộng, Mường Tuổng... chuyển về khu tái định cư tập trung, từng bước ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất. Với diễn biến này, dự kiến đến cuối năm 2012, tất cả các hộ trong diện di chuyển sẽ chính thức chuyển về ĐCĐC tại nơi ở mới. Khi đó, huyện Đà Bắc sẽ hoàn thành việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Nhà nước, đảm bảo đúng thời gian và kế hoạch được giao.

 

                                                                                      Thu Trang

 

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục