Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên họp thứ 13 của UBTVQH, ngày 12/12. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên họp thứ 13 của UBTVQH, ngày 12/12. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Chiều 13/12, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.

 

Theo Tờ trình do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trình bày, Pháp lệnh Ngoại hối được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/6/2006. Cùng với Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh Ngoại hối là văn bản pháp luật quan trọng hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực hoạt động tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối đáp ứng được các yêu cầu mới của công tác quản lý nhà nước về ngoại hối, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ bên ngoài góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

Tuy nhiên, trong quá trình 6 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn, một số tồn tại, vướng mắc đã nảy sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối, đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối.

 

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội do Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu trình bày cho thấy, đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối nhằm khắc phục những bất cập một số quy định hiện hành. Việc ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh ngoại hối sẽ góp phần quan trọng giải quyết tình trạng “đô la hóa” và “vàng hóa” của nền kinh tế, đồng thời tạo sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối.

 

Thảo luận tại hội trường, một vấn đề được các đại biểu quan tâm có nên thu hẹp đối tượng vay nước ngoài đối với hợp tác xã như Điều 17, khoản 11 Pháp luật quy định hiện nay hay không?. Về vấn đề này, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Kinh tế cho rằng Điều 22 Hiến pháp 1992 đã quy định tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Luật hợp tác xã mới được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4 vừa qua đã quy định rõ hợp tác xã là “tổ chức kinh tế tập thể” được Nhà nước “bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác”. Vì vậy, đề nghị bổ sung hợp tác xã vào đối tượng vay, trả nợ vay nước ngoài theo quy định pháp luật có liên quan.

 

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng không nên thu hẹp đối tượng vay, trả nợ vay với hợp tác xã vì Luật là cả giai đoạn dài, nên cần tính toán mở rộng, bổ sung đối với đối tượng này, nhằm đảm bảo phù hợp với Luật hợp tác xã.

 

Về việc chống tình trạng “đôla hóa”, theo khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh ngoại hối hiện hành quy định: “Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép”. Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, các quyền trên được xác lập phù hợp quy định về quyền sở hữu tài sản của cá nhân tại Bộ luật dân sự bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng quy định về phạm vi sử dụng ngoại tệ của cá nhân tại Pháp lệnh ngoại hối như trên là tương đối rộng, không phù hợp với mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối, dẫn đến tình trạng sử dụng ngoại tệ phổ biến trong nước, làm gia tăng tình trạng đôla hóa trên lãnh thổ, gây ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, thực hiện mục tiêu hạn chế tình trạng đôla hóa, cần sửa đổi các quy định trên theo hướng hạn chế bớt các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư của cá nhân.

 

Liên quan đến vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối cần căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân có dự trữ ngoại hối. Do đó, hạn chế quyền công dân khi dự trữ ngoại tệ là quy định không cần thiết, mà nên thực hiện theo Điều 22 Pháp lệnh hiện hành quy định hạn chế sử dụng ngoại hối là đủ, để phù hợp với quyền công dân .Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng tỏ ra băn khoăn khi các quy định đầu tư gián tiếp “luồng tiền ra” ra nước ngoài tại Điều 15 tương đối chặt trong điều kiện hội nhập sâu rộng, do vậy nên cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

 

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối cần đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng mới được ban hành như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng…Đồng thời, phải phù hợp với điều kiện, thực trạng của nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam, cũng như phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm cho thị trường ngoại hối phát triển lành mạnh, việc mua bán ngoại hối thuận lợi nhưng theo hướng chặt chẽ hơn “không thể mang vàng đi mua đất”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

 

                                                                       Theo Báo ĐCSVN

 

 

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục