(HBĐT) - Ngày 10/1/2013, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, đồng chí ĐINH DUY SơN, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã ký ban hành kế hoạch số 02/KH-HĐND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo Hòa Bình trân trọng đăng tải toàn văn kế hoạch.
Thực hiện Chỉ thị số 22 - CT/T.ư ngày 28/2/2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Chỉ thị số 15-C/TU ngày 9/1/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23/11/2012 của QH tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi chung là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp);
Trên cơ sở kế hoạch của ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Thường trực HĐND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cụ thể như sau:
1. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được lấy ý kiến nhân dân là bản Dự thảo do ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chính thức công bố lấy ý kiến nhân dân được đăng tải trên Báo Nhân dân, Báo Điện tử http://baohoabinh.com.vn, Trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn. Trang thông tin điện tử hđnd@hoabinh.gov.vn; địa chỉ http://mail.hoabinh.gov.vn; hoặc sothongtin@hoabinh.gov.vn. Để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức, tập thể đóng góp ý kiến về toàn bộ nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hoặc về một hay một số nội dung cụ thể trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
3. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được tiếp cận dự thảo sửa đổi Hiến pháp và tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
4. Các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm phản ánh các ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên báo chí.
5. Cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi ý kiến đóng góp qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để tổng hợp báo cáo ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp hoặc gửi ý kiến đóng góp trực tiếp bằng văn bản đến ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, số 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội (đồng thời, gửi ý kiến đóng góp bằng email đến hộp thư điện tử ubdtsdhp@qh.gov.vn hoặc qua trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn).
II. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN VIỆC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN
1. Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh, cụ thể như sau:
a - Công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và các tài liệu kèm theo để lấy ý kiến nhân dân;
b - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
c - Tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh để triển khai Nghị quyết của QH về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
Tổ chức một số đoàn kiểm tra tại một số cơ quan, tổ chức ở tỉnh và một số huyện, thành phố;
d - Tổ chức một số hội nghị để lấy ý kiến đóng góp trực tiếp về những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung;
đ - Tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp để xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân báo cáo Chính phủ và ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
2. UBND tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a - Phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh để thảo luận, tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
b - Phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của các sở, ban, ngành, đoàn thể các huyện, thành phố.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a - Tổ chức việc phổ biến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong toàn ngành, cơ quan mình;
b - Tổ chức hội nghị cán bộ để lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
c - Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiế của cơ quan mình để gửi đến Ban chỉ dạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
4. UBMTTQ Việt Nam tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a - Tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các thành phần là đại diện các tổ chức thành viên của mặt trận; đại diện các tổ chức xã hội khác, các đại diện tiêu biểu trong giới nhân sĩ, trí thức, luật gia, tôn giáo;
b - Xây dựng báo cáo tổng hợp lấy ý kiến của tổ chức mình để gửi đến Ban chỉ đạo của tỉnh.
5. Thường trực HĐND các huyện, thành phố có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với UBND, UBMTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy ý kiến nhân dân ở địa phương và thực hiện các việc sau đây:
a - Tổ chức việc phổ biến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ở địa phương;
b - Tổ chức kỳ họp chuyên đề của HĐND huyện, thành phố có mở rộng thành phần UBND, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, đại biểu một số đơn vị cấp xã, cán bộ làm công tác thực tiễn và một số cử tri để thảo luận tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
c - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của các phòng, ban và các đơn vị trực thuộc huyện, thành phố;
đ - Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến của địa phương mình để gửi về Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh;
6. Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh, Thông tấn xã Việt
a - Tuyên truyền, phổ biến những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh;
b - Mở chuyên trang, chuyên mục để phản ánh, đưa tin, đăng tải những ý kiến thảo luận, đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
III. BÁO CÁO TỔNG HỢP Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh có nhiệm vụ:
1 - Báo cáo tổng hợp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải tập hợp và phản ánh đầy đủ các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và lấy ý kiến tham gia đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần thể hiện các nội dung sau đây:
- Đánh giá chung về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
- ý kiến về từng nội dung trong Dự thảo (theo từng chương), trong đó nêu rõ những nội dung tán thành hoặc không tán thành lý do tán thành hoặc không tán thành, những nội dung cần sửa đổi, hướng sửa đổi và lý do của việc sửa đổi; những nội dung cần bổ sung mới hoặc đưa ra khỏi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
- Về bố cục và kỹ thuật xây dựng Hiến pháp;
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bắt đầu từ ngày 2/1/2013 đến hết ngày 31/3/2013.
2. Từ ngày 2/1/2013: công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lấy ý kiến nhân dân trên Báo Nhân dân và trang thông tin điện tử http://duthaoonline.quochoi.vn.
3. Ngày 18/1/2013: tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai Nghị quyết của QH tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
4. Trong thời gian từ 20/1 - 30/1/2013: tổ chức một số hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
5. Chậm nhất đến ngày 10/3/2013: báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, đoàn thể các huyện, thành phố báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên của UBMTTQ tỉnh phải được gửi đến Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của tỉnh để tổng hợp.
6. Chậm nhất đến ngày 25/3/2013: Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 báo cáo TTHĐND tỉnh để chỉ đạo, hoàn thiện gửi ý kiến đóng góp của nhân dân đến Chính phủ, ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
V. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO
1. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến bao gồm:
a. Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của QH về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
b. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;
(HBĐT) - Vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh vừa ban hành Quyết định số 112/QĐ – BVĐ về việc phân phối Quỹ vì người nghèo.
Chiều 21/1 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng ở thủ đô Rome, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Italy Mario Monti.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2160/QD-UBND ngày 28/12/2012 về việc quy định mức thù lao đối với người nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Cộng hòa Argentina Cristina Fernandez de Kirchner đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Argentina thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến 21/1.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có 38 TCCS Đảng trực thuộc Huyện ủy. Năm 2012, các tổ chức Đảng trong huyện đã kết nạp được 116 quần chúng ưu tú vào Đảng, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 2.743 đồng chí với 2.623 đảng viên chính thức và 121 đảng viên dự bị. Trong số 116 quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng có 82 đồng chí là người dân tộc thiểu số, 23 đồng chí có trình độ đại học, 60 đồng chí là đoàn viên.
(HBĐT) - Ngày 21/1, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại xã Đồng Nghê (Đà Bắc). Cùng đi có lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc, Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Thường trực Huyện uỷ Đà Bắc.