Ðại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh phát biểu ý kiến thảo luận tại Hội trường.

Ðại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh phát biểu ý kiến thảo luận tại Hội trường.

Ngày 5-6, ngày làm việc thứ 14, kỳ họp thứ năm, Quốc hội (QH) khóa XIII.

Mở đầu phiên họp buổi sáng, QH nghe Bộ trưởng Tài chính Ðinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đọc Tờ trình dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) (sửa đổi), trong đó nêu rõ tình hình thực hiện luật này thời gian qua và sự cần thiết xây dựng dự án luật (sửa đổi) nhằm khắc phục hạn chế của luật hiện hành, gia tăng các cơ chế, biện pháp thực hành tiết kiệm, xác định rõ hành vi vi phạm, chế tài xử lý các hành vi gây lãng phí, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi lãng phí.

 

Dự  thảo Luật  THTK, CLP (sửa đổi) gồm năm chương, 76 điều, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong THTK, CLP, công tác khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong THTK, CLP.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH do Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển trình bày tán thành với Tờ trình về sự cần thiết ban hành luật này. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, Luật THTK, CLP hiện hành đã bao quát những vấn đề cần điều chỉnh, những bất cập phát sinh là do khâu tổ chức thực hiện. Vì vậy, đề nghị cân nhắc về sự cần thiết sửa đổi Luật THTK, CLP lần này.

Thảo luận về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của QH, đa số ý kiến tán thành với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ QH về nội dung này. Theo đó, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 gồm

36 dự án luật; bổ sung và điều chỉnh tiến độ của 13 dự án luật, một dự thảo nghị quyết của Ủy ban TVQH trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013; bổ sung sáu dự án luật và hai dự án pháp lệnh, một dự án nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ khóa XIII. Nhiều đại biểu cho rằng, thời gian qua, QH, các cơ quan của QH, đại biểu QH, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, pháp lệnh. Công tác xây dựng pháp luật ngày càng đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

 Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên), Nguyễn Thị Kim Thúy (Ðà Nẵng), Trần Thị Dung (Ðiện Biên) cho rằng, việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH còn những hạn chế kéo dài nhiều năm như: một số cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản còn chậm; chưa thực hiện tốt việc tổng kết, khảo sát thực tiễn, phân tích chính sách, đánh giá tác động. Việc gửi tài liệu cho các cơ quan thẩm tra, Ủy ban TVQH, QH thường chậm, làm cho chương trình của QH bị điều chỉnh, gây xáo trộn, cử tri băn khoăn... Do vậy, các đại biểu này đề nghị, Ủy ban TVQH cần siết chặt kỷ cương để nâng cao chất lượng soạn thảo, bảo đảm thời gian, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh; kiên quyết không đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh những dự án luật chưa được nghiên cứu kỹ, chưa có đủ hồ sơ; không đưa vào xem xét những dự án luật, pháp lệnh mặc dù đã có trong chương trình nhưng không bảo đảm tiến độ về thời gian trình dự án cũng như chất lượng dự án.

Ðề cập việc đưa luật đã được ban hành vào cuộc sống, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước), Nguyễn Anh Sơn (Nam Ðịnh) và một số đại biểu khác cho rằng, những năm qua QH ban hành nhiều luật, Ủy ban TVQH ban hành nhiều pháp lệnh, song chậm đi vào cuộc sống, tình trạng luật được ban hành nhưng phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn. Ðiều này không chỉ ảnh hưởng việc tổ chức thực hiện luật, pháp lệnh mà còn gây tâm lý băn khoăn cho người dân. Ðể khắc phục tình trạng nêu trên, các đại biểu này đề nghị, QH cần tăng cường giám sát các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thi hành luật.

Ðại  biểu Nguyễn Danh Út (Kiên Giang) và một số đại biểu cho rằng, cần ưu tiên đưa vào chương trình năm 2014 các dự án luật liên quan trực tiếp các quy định của Hiến pháp, sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp được QH thông qua vào cuối năm 2013; nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, như Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đổi).

Buổi chiều, các đại biểu QH đã nghe Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Ðấu thầu (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật  nói trên. Ủy ban Kinh tế của QH cho rằng, việc ban hành Luật Ðấu thầu (sửa đổi) với vai trò là luật chung quy định về hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các gói thầu, dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước thuộc tất cả các lĩnh vực và các hình thức là cần thiết. Ðồng thời, để thống nhất các nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần xử lý mối quan hệ giữa luật này với các luật khác có liên quan về lĩnh vực đấu thầu, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đấu thầu, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

 Tiếp đó, Bộ trưởng LÐ, TB và XH Phạm Thị Hải Chuyền, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Việc làm. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật này. Báo cáo thẩm tra nêu rõ: Việc ban hành Luật Việc làm là cần thiết nhằm góp phần phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động. Chính sách việc làm tích cực sẽ góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Thời gian còn lại của ngày làm việc, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Ðiều 170 của Luật Doanh nghiệp. Nhiều đại biểu: Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng), Hà Sỹ Ðồng (Quảng Trị), Trịnh Thế Khiết (TP Hà Nội), Phan Văn Quý (Nghệ An)... đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của QH về sự cần thiết sửa đổi Ðiều luật này.

Theo một số đại biểu, việc sửa đổi Ðiều 170 Luật Doanh nghiệp là nhằm giải quyết vướng mắc không chỉ cho những doanh nghiệp đã hết thời hạn hoạt động, mà còn tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp chưa hết hạn hoạt động có thể điều chỉnh, bổ sung ngành nghề hoặc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Theo đại biểu Hà Sỹ Ðồng (Quảng Trị), trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và một số giải pháp hỗ trợ của Chính phủ cần có thêm thời gian để thực hiện, xem xét sửa đổi Ðiều 170 Luật Doanh nghiệp là cần thiết, giúp giải quyết và mang lại hiệu quả ngay cho nhiều doanh nghiệp và thu hút  các nguồn lực đầu tư phát triển. 

Một số đại biểu khác đề nghị cần rà soát cụ thể và chỉ cho phép doanh nghiệp đăng ký lại hoặc mở rộng ngành nghề nếu hoạt động đầu tư không vi phạm pháp luật, kiểm tra, giám sát bảo đảm các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phù hợp với quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước. Tuy nhiên, một số đại biểu còn băn khoăn về những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc doanh nghiệp không thực hiện thủ tục đăng ký lại.

Một số đại biểu đề nghị, đối với các trường hợp doanh nghiệp đã hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu tư, nhưng thực tế vẫn hoạt động, vẫn thực hiện các giao dịch, ký kết các hợp đồng, trong dự thảo Luật sửa đổi Ðiều 170 của Luật Doanh nghiệp cần bổ sung quy định về hiệu lực hồi tố để tránh các hệ quả pháp lý phát sinh.

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục