Kỳ họp thứ 7, HĐND huyện Mai Châu khoá XVIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Kỳ họp thứ 7, HĐND huyện Mai Châu khoá XVIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016.

(HBĐT) - Trong 2 ngày từ 16 – 17/7, HĐND huyện Mai Châu khoá XVIII (nhiệm kỳ 2011 – 2016) đã tổ chức kỳ họp thứ 7, đánh giá tình hình phát triển KT – XH 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, thông qua một số tờ trình, nghị quyết và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND huyện bầu.

 

Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH 6 tháng đầu năm 2013, huyện đã đạt tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành là 401 tỷ đồng (bằng 110% so với cùng kỳ); tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ước đạt 10,26% (trong đó nông – lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 7,95%, công nghiệp – TTCN-XD tăng 11,03%, thương mại - dịch vụ tăng 11,54%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện được 14.593 triệu đồng (đạt 68,2% so với kế hoạch và bằng 179% so với cùng kỳ). Các hoạt động văn hoá – xã hội được quan tâm, chú trọng và có bước phát triển khá. An ninh - quốc phòng tiếp tục được giữ vững.

 

6 tháng cuối năm 2013, huyện Mai Châu đặt ra mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%, giải quyết được việc làm cho 1.370 người giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 23,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,52 triệu đồng.

 

Cũng tại kỳ họp, HĐND huyện Mai Châu đã xem xét tờ trình của UBND huyện phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2012, điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2013; đề án tổng thể xây dựng nông thôn mới huyện Mai Châu giai đoạn 2010 – 2020, định hướng đến năm 2020; đề án phân loại đơn vị hành chính cấp xã, huyện. Thông qua báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện, Toà án nhân dân huyện, Viện kiểm soát nhân dân huyện. Các đại biểu cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua một số Nghị quyết của HĐND huyện.

 

HĐND huyện cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu. Kết quả, số phiếu tín nhiệm đều đạt từ 80% trở lên.

 

* Trong 2 ngày 17- 18/7, HĐND huyện Đà Bắc khoá XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 7, nhiệm kỳ 2011 – 2016.

 

Tại kỳ họp, các đại biểu đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,9%, so cùng kỳ bằng 101,5%. Giá trị tổng sản phẩm theo giá cố định năm 1994 đạt 189,5 tỷ đồng, bằng 102,4% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50,5%, so với cùng kỳ bằng 101%; công nghiệp, xây dựng chiếm 15,5%, so với cùng kỳ bằng 95%; thương mại, dịch vụ chiếm 34,3%, so cùng kỳ bằng 100,9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,2 triệu đồng, so với cùng kỳ bằng 103,8%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4 tỷ đồng, đạt 40% dự toán pháp lệnh tỉnh giao, bằng 36% dự toán HĐND huyện giao, so với cùng kỳ bằng 112%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt 201,4 tỷ đồng, đạt 60% dự toán HĐND huyện giao. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 171,3 tỷ đồng, đạt 51% dự toán HĐND huyện giao. Hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế đảm bảo, tình hình an ninh trật tự được giữ vững.

 

Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa vững chắc, chưa đồng đều giữa các vùng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh chậm được cải thiện, việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn ít; chăn nuôi gia súc, gia cầm còn gặp nhiều khó khăn; trồng rừng đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ; tình trạng buôn bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, nạn phá rừng làm nương ở một số xã vẫn còn xảy ra; thiên tai diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông, lâm nghiệp...

 

Kỳ họp đã thông qua tờ trình phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2012; tờ trình về Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn 2030; tờ trình, đề án phân loại đơn vị hành chính huyện Đà Bắc; tờ trình về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2012 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 huyện Đà Bắc; báo cáo giải trình ý kiến, kiến nghị của cử tri….

 

HĐND huyện cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 10 chức danh do HĐND bầu. Kết quả số phiếu bầu cao nhất đạt hơn 95%.

 

* Ngày 18/7, HĐND huyện Cao Phong khoá XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 7 nhằm đánh giá tình hình phát triển KT – XH; nhiệm vụ thu, chi ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2013 và thảo luận, thông qua một số vấn đề quan trọng khác của địa phương.

 Toàn cảnh kỳ họp.

 

Thực hiện NQ của Huyện uỷ và NQ của HĐND huyện về kế hoạch phát triển KT – XH năm 2013, 6 tháng đầu năm nay, tình hình KT – XH huyện Cao Phong tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ sở vật chất được tăng cường. Sản xuất nông – lâm nghiệp có bước tiến bộ mới. Toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng trên 5.480 ha; năng xuất lúa đạt 58,2 tạ/ha, năng xuất ngô gần 43 tạ/ha; sản lượng lương thực cây có hạt vụ chiêm xuân ước đạt hơn 6.587 tấn; diện tích cây công nghiệp đạt 2.584 ha. Toàn huyện trồng mới 130 ha cam; trên 9.000 cây công nghiệp, cây ăn quả các loại; tổng giá trị sản xuất CN – TTCN ước đạt 32,58 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 113,7 tỷ đồng. Trong 6 tháng, tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 4.850 triệu đồng, bằng 38,5% dự toán HĐND huyện giao và 50% dự toán HĐND tỉnh giao; thu ngân sách địa phương đạt 144.177 triệu đồng, bằng 60,4% dự toán HĐND huyện giao và 60,9% dự toán UBND tỉnh giao, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

 

Bên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền huyện đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng NTM cơ bản đảm bảo kế hoạch đề ra; các công trình XDCB, các chương trình, dự án được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch. Lĩnh vực VH – XH đạt được nhiều thành tích nổi bật; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. QP – AN được củng cố vững chắc.

 

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, HĐND huyện đánh giá, tình hình KT – XH huyện Cao Phong vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục như: Công tác xây dựng NTM ở một số cơ sở chưa được chú trọng. Quá trình quản lý, điều hành thực hiện các chính sách Nhà nước có những bất cập. Còn tình trạng CBCC vi phạm quy định về chế độ quản lý thu, chi ngân sách. Chênh lệch thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư còn khá cao…

 

Tại kỳ họp, HĐND huyện đã tập trung thảo luận các Tờ trình về việc đề nghị thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của huyện; Tờ trình về việc phê chuẩn hồ sơ kết quả phân loại đơn vị hành chính cấp xã; Tờ trình về việc thông qua hồ sơ kết quả phân loại đơn vị hành chính cấp huyện của huyện; giải trình các ý kiến, kiến nghị của cử tri.…

 

Cũng tại kỳ họp này, HĐND huyện Cao Phong đã bầu bổ xung Uỷ viên UBND huyện, nhiệm kỳ 2011 – 2016 và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND huyện bầu. Kết quả, người có số phiếu tín nhiệm cao cao nhất đạt 89%, người có số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất là 18%.

                                                                                                                       

 

                                                                    Nhóm PV

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục