Toàn cảnh buổi làm việc giữa lãnh đạo huyện Cao Phong và người dân xóm Bắc Sơn (Bắc Phong).

Toàn cảnh buổi làm việc giữa lãnh đạo huyện Cao Phong và người dân xóm Bắc Sơn (Bắc Phong).

(HBĐT) - Như tin đã đưa ngày 5/3 xung quanh vụ việc nhân dân tập trung đông người, phản đối việc san ủi làm ảnh hưởng đến các ngôi mộ tại Đồi Đa, xóm Mới, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Để giải quyết dứt điểm vụ việc, ngày 7/3, tại nhà văn hoá xóm Bắc Sơn, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Cao Phong đã có buổi làm việc, đối thoại trực tiếp với người dân xóm Bắc Sơn, xã Bắc Phong, làm rõ thêm một số tình tiết liên quan đến vụ việc.

 

Theo báo cáo của đoàn công tác giải quyết vụ việc do UBND huyện thành lập,  nghĩa địa Đồi Đa nằm trên đất đồi Mìn, xã Thu Phong là nghĩa địa chung của 2 xóm là xóm Mới (Thu Phong) và xóm Bắc Sơn ( Bắc Phong) có nguồn gốc phát sinh từ những năm 60, thế kỷ 20. Đất nghĩa địa Đồi Đa được thể hiện tại thửa đất số 03, tờ bản đồ số 21, diện tích 7.136 m2, đo đạc theo Chỉ thị 10 – 18 xã Thu Phong năm 1999. Diện tích đất phía trên nghĩa địa là của ông Nguyễn Văn Kỳ, có nguồn gốc mua lại của ông Nguyễn Ngọc Vân. Mới đây, ông Kỳ có cho cải tạo để chuẩn bị trồng cam. Lượng đất do ông Kỳ cải tạo có nguy cơ sạt lở xuống khu vực nghĩa địa. Tổng diện tích trong phạm vi bị máy xúc cào, cuốc, san trong 2 ngày 2 – 3/3 khoảng 2.700 m2. Theo nhân dân tự cắm cọc ngày 4/3, tổ khám nghiệm xác nhận có 28 vị trí có mộ, trong đó có 1 vị trí có 3 ngôi, các vị trí còn lại có 1 ngôi.

 

 Là nghĩa địa chung của 2 xóm, tuy nhiên, việc quản lý lý khu vực này còn nhiều bất cập. Bên cạnh vụ việc san ủi làm ảnh hưởng đến các phần mộ, trước đó, khu vực nghĩa địa Đồi Đa cũng đã bị lợi dụng làm nơi đổ quặng sắt nghèo. Tại vị trí đổ quặng sát nghèo có 3 ngôi mộ bị lấp. Báo cáo của đoàn công tác giải quyết vụ việc ghi rõ: Công an huyện xác minh làm rõ số quặng sắt nghèo là của anh Cấn Tất Lâm, SN 1976, trú tại khu 4 – thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu khai thác trên đất của gia đình anh Phùng Sinh Hải, SN 1962 và gia đình anh Đình (chưa rõ họ) tại xóm Tiến Lâm 2, xã Bắc Phong dưới hình thức cải tạo đất. Anh Lâm có thuê anh Trần Văn Minh lái xe ô tô ( trú tại tổ 2- thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc) chở đến chỗ đổ ở khu vực nghĩa địa Đồi Đa. Để được đổ quặng sắt nghèo tại đó, anh Lâm đã nhờ một người quen ở Thi trấn  Cao Phong đưa cho anh Vin, Trưởng xóm Mới, xã Thu Phong số tiền 500.000 đồng. Tuy nhiên, chỉ đến khi sự việc ngày 3/3 xảy ra, được sự chỉ bảo của người dân, mới phát hiện thêm 3 ngôi mộ đã bị lấp trước đó. Vì vậy, người dân xóm Bắc Sơn cũng đã nêu lên kiến nghị chính quyền huyện Cao Phong làm rõ phần đất khu vực nghĩa địa của cả 2 xóm để việc chôn cất người thân được ổn định lâu dài.

 

       

   Khu vực đổ quặng nghèo làm lấp 3 phần mộ trong khu vực nghĩa địa Đồi Đa.

 

Để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, UBND huyện Cao Phong đã ra thông báo số 06/TB – UBND ngày 6/3/ 2014 về việc công nhận diện tích đất quy hoạch nghĩa địa Đồi Đa cho xóm Mới, xã Thu Phong và xóm Bắc Sơn, xã Bắc Phong. Theo đó, nghĩa địa Đồi Đa (tại khu vực đồi Mìn, xã Thu Phong) được thể hiện tại thửa đất số 03, tờ bản đồ số 21 với diện tích 7. 136 m2. Bản đồ được đo đạc Chỉ thị 10 – 18 xã Thu Phong năm 1999. Qua quá trình quản lý, sử dụng theo kết quả đo đạc hiện trạng ngày 4/3/2014, diện tích thực tế còn 6.044 m2, giảm so với diện tích thể hiện trên bản đồ là 1.091,6 m2. Qua chỉ dẫn theo mốc lịch sử của người cao tuổi xóm Mới và xóm Bắc Sơn kết quả trích đo tổng thể hiện tích trích đo là 8.106,4 m2, tăng thêm so với hiện trạng sử dụng đất là 970,4 m2, toàn bộ diện tích tăng thêm nằm trong khu vực đất do ông Kỳ thực hiện cải tạo mặt bằng (sau sự việc này, ông Kỳ cũng đã hiến 2.000 m2 đất ở khu vực phía trên để người dân mở rộng nghĩa địa) và thuê người dọn cây cỏ, làm sạch khu vực bị tác động chuẩn bị tôn tạo các phần mộ hư hỏng). UBND huyện Cao Phong thông báo công nhận diện tích đất quy hoạch nghĩa địa dùng chung của 2 xóm Mới (Thu Phong) và xóm Bắc Sơn (Bắc Phong) với diện tích 8.106,4 m2 kể từ ngày 6/4/2014. Cùng với thông báo này, lãnh đạo UBND huyện Cao Phong cũng giao phòng Tài nguyên Môi trường, phối hợp với các xóm, xã sớm thực hiện đo đạc, phân mốc đất khu vực nghĩa địa giữa 2 xóm, tránh việc tranh chấp về sau.

 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, BTV Huyện uỷ Cao Phong đã trực tiếp báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ. Ngay sau đó, Thường trực Tỉnh uỷ đã yêu cầu UBKT Tỉnh uỷ phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi tình hình vụ việc, đồng thời đề xuất phương án xử lý về mặt Đảng theo quy định nếu có liên quan đến sai phạm của cán bộ, đảng viên.

 

 

                                                                 P.V

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục