Cán bộ xã Mường Chiềng (Đà Bắc) trao đổi nghiệp vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Cán bộ xã Mường Chiềng (Đà Bắc) trao đổi nghiệp vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 33 dân tộc cùng sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 73%, có 5 dân tộc sống tập trung là Mường, Tày, Thái, Dao, Mông, trong đó, dân tộc Mường chiếm 63,9%, dân tộc Thái chiếm 4%, dân tộc Tày chiếm 2,9%, dân tộc Dao chiếm 1,9%, dân tộc Mông chiếm 0,7%. Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào các DTTS góp phần làm thay đổi diện mạo, đời sống nhân dân, trong đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS được quan tâm, chú trọng.

 

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) cấp tỉnh, huyện hiện có 3.225 người, trong đó, CB, CC là người DTTS có 1.132 người, chiếm 35,1%; tổng số viên chức sự nghiệp có 22.881 người, đối tượng là người DTTS có 10.213 người, chiếm 44,63%. Đội ngũ CB, CC cấp xã có 4.327 người, số CB, CC là người DTTS có 3.769 người, chiếm 87,1%. Trong giai đoạn 2010-2013, toàn tỉnh đã tuyển dụng 6.007 công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, trong đó có 3.670 trường hợp là người DTTS, chiếm 61,1%; cấp xã tuyển dụng 1.104 công chức, trong đó có 784 trường hợp là người DTTS, chiếm 71%, có 41/128 sinh viên cử tuyển đã tốt nghiệp được bố trí công tác, chiếm 32%. Về chất lượng, đối với cấp tỉnh, huyện, trình độ đại học có 912 người, chiếm 24,85%, cao đẳng 584 người, chiếm 15,91%, trung cấp 2.174 người, chiếm 59,24%; cấp xã có 112 người trình độ đại học, chiếm 14,28%, cao đẳng 71 người, chiếm 9,06%, trung cấp 601 người, chiếm 76,66%. Tỷ lệ CB, CC, viên chức là người DTTS ở sở, ban, ngành đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn chiếm 96,56%, cấp huyện chiếm 97,7%; CB, CC là người DTTS ở cấp xã đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên chiếm 77,16%. Những năm qua, đào tạo, bồi dưỡng đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC là người DTTS. Từ năm 2011 đến hết năm 2013, toàn tỉnh đã có 11.124 lượt cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng bao gồm 667 người về lý luận chính trị, đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp 574 người, đào tạo sau đại học 56 người, quản lý Nhà nước theo ngạch công chức 741 người, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và kỹ năng nghiệp vụ 6.754 lượt người, bồi dưỡng, tập huấn khác 2.261 lượt người. Thông qua thực hiện Chương trình 135 đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho CB, CC xã, thôn thuộc vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khó khăn về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, phát triển KT-XH vùng dân tộc, miền núi, kiến thức KH-KT, quản lý đầu tư, ứng dụng công nghệ tin học... Từ năm 2006-2013, Chương trình 135 đã mở 156 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, học tập kinh nghiệm cho 8.266 lượt học viên là CB, CC xã, thôn, góp phần nâng cao năng lực tư duy, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CB, CC chính quyền cấp xã là người DTTS, từ những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC người DTTS ở ngoài nước có những bước đổi mới tích cực. Với nội dung tập trung đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế, quản lý Nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực, chính sách công và dịch vụ công, việc tổ chức thực hiện theo hướng chủ động, tích cực, xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu, yêu cầu cụ thể, lựa chọn đối tượng, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục. Trong 3 năm 2011-2013 tỉnh đã cử 71/213 CB, CC, viên chức người DTTS đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Trong năm 2013-2014, tỉnh phối hợp với trường đại học tổng hợp Nam Luzon, (Philippines) tổ chức khóa đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho 57 CB, CC của tỉnh, trong đó có 18 cán bộ người DTTS.

 

Tuy nhiên, với địa bàn có tỷ lệ người DTTS chiếm tỷ lệ cao (trên 73%) nhưng tỷ lệ CB, CC, viên chức trong các cơ quan, đơn vị, nhất là cấp tỉnh, huyện còn thấp. ở cấp tỉnh, huyện còn có 647 CB, CC, 7.149 viên chức chưa đạt tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm, chức danh lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cần đào tạo, bồi dưỡng. Cấp xã có 2.069 CB, CC cần đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước, 2.673 người về tin học. Kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu  đề ra.

 

Nhằm nâng cao chất lượng trong xây dựng đội ngũ CB, CC người DTTS, tỉnh đề ra những giải pháp như: ban hành chính sách đặc thù riêng cho CB, CC, viên chức người DTTS; chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn cán bộ DTTS gắn quy hoạch với bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý; tăng cường đào tạo thường xuyên, đào tạo lại, đào tạo theo chuyên đề gắn với vị trí việc làm; bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS bảo đảm nguyên tắc ổn định, lâu dài, có tính kế thừa, phát triển, phù hợp với năng lực, chuyên môn được đào tạo; ưu tiên tuyển dụng sinh viên cử tuyển tốt nghiệp về công tác tại địa phương...

 

 

                                                                         Hà Thu

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục