Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, TP Hà Nội, đề nghị ban hành Luật Ngân sách thường niên (Ảnh: Duy Linh).

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, TP Hà Nội, đề nghị ban hành Luật Ngân sách thường niên (Ảnh: Duy Linh).

Ngày 25-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Nhiều đại biểu đề nghị cần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính trong sử dụng ngân sách nhà nước, đề xuất ban hành Luật Ngân sách thường niên...

 

Có nên ban hành Luật Ngân sách thường niên?

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, TP Hà Nội, đưa ra đề nghị ban hành Luật Ngân sách thường niên thay cho Nghị quyết về ngân sách của Quốc hội về lập dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước phân bổ ngân sách TƯ hằng năm hiện nay. Điều này nhằm nâng cao một bước về nhận thức tầm quan trọng của lập dự toán chi tiêu phân bổ quyết toán ngân sách nhà nước, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan người có thẩm quyền và mọi công dân trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước

Nữ đại biểu của Hà Nội nhận xét, ở nước ta, tới thời điểm này, ngay cả một đại biểu Quốc hội muốn biết rõ các nguồn thu của dân, các khoản vay viện trợ của nước ngoài được các cơ quan Nhà nước, các cấp quản lý, sử dụng như thế nào cũng không dễ. Điều này vẫn tạo ra những khoảng trống khó kiểm soát trong phòng, chống tham nhũng. Do đó, ban hành Luật Ngân sách nhà nước thường niên nhằm tăng cường tính minh bạch công khai trong sử dụng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho mọi công dân được biết về nguồn thu từ thuế phí lệ phí của họ, các khoản vay quốc gia được cơ quan Nhà nước, những người có trách nhiệm sử dụng như thế nào. Từ đó góp phần hữu hiệu trong chi tiêu, sử dụng ngân sách thực sự tiết kiệm, thực sự có hiệu quả hơn.

Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) cũng cho rằng, việc quản lý ngân sách nhà nước đạt nhiều kết quả, nhưng nhiều nơi chưa được nghiêm. Do đó, cần ban hành Luật Ngân sách thường niên thay thế Nghị quyết hằng năm để tăng kỷ luật tài chính.

Đại biểu Trần Du Lịch, TP Hồ Chí Minh, nêu quan điểm, Quốc hội vẫn thông qua ngân sách hằng năm bằng Nghị quyết của Quốc hội nhưng nên làm theo hai bước. Bước 1 tiến hành vào kỳ họp giữa năm, Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước. Sau khi thực hiện minh bạch ở kỳ họp giữa năm, sẽ thực hiện phân bổ đúng như dự toán vào kỳ họp cuối năm.

Không nên ứng trước dự toán năm sau

Đại biểu Nguyễn Vinh Hà, Kon Tum, băn khoăn với quy định ứng trước dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi lần này, Chính phủ đề nghị một số trường hợp cụ thể có thể được xem xét ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau để thực hiện, như các loại dự án thuộc công trình quan trọng cấp quốc gia, các dự án cấp bách thuộc trung hạn đã được phê duyệt… Để bảo đảm góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, phản ảnh đúng các khoản thu chi, bội chi ngân sách nhà nước thực tế phát sinh trong năm, đại biểu Nguyễn Vinh Hà đề nghị bỏ quy định ứng trước dự toán ngân sách năm sau.

Đại biểu Bùi Đức Thụ, Lai Châu, đồng tình với quan điểm này, và nhấn mạnh, Điều 62 của dự án Luật sửa đổi cho phép Chính phủ ứng trước dự toán năm sau cần phải cân nhắc.

Đại biểu Lê Văn Tân (Hà Nam) nêu ý kiến về vấn đề công khai dự toán và trách nhiệm giải trình. Việc công khai với sáu hình thức công khai là đủ, thực hiện thường niên, nhưng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng sẽ hiệu quả, giúp việc giám sát của người dân tốt hơn cũng như dự toán tốt hơn. Đề nghị nội dung công khai cần có cả tình hình dự toán kèm thuyết minh. Hình thức công khai là trên trang điện tử, không áp dụng báo cáo mật khi trình lên cơ quan dân cử.

Cố gắng siết lại hiệu quả ngân sách nhà nước

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng cần cố gắng siết lại hiệu quả ngân sách nhà nước, đặc biệt là tính hiệu quả để tránh lãng phí, thất thoát, bởi đã xuất hiện tình trạng làm tăng nhu cầu ngân sách nhà nước mà không kiểm soát được.

Vị luật sư của đoàn TP Hồ Chí Minh nêu thí dụ, hằng năm, số lượng các đơn vị hành chính tăng thêm mấy chục huyện. Khi đã tăng một cách hợp pháp, ngân sách nhà nước bắt buộc phải đáp ứng. Ngoài ra, còn có việc các bộ, ngành, địa phương cứ dự toán xây dựng những dự án. Có dự án đọc thông tin cần vài chục tỷ đô tới những năm 2020, 2030. Do đó, cần giải pháp nào để Quốc hội kiểm soát ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, kế hoạch từ trung hạn, dài hạn. Nếu không kiểm soát xây dựng các dự án, từ đó tạo ra bất hợp lý làm cho nhu cầu ngân sách nhà nước phát triển, không kiểm soát được.

Thực tế có hiện tượng ngân sách nhà nước được cấp năm sau cao hơn năm trước. Do đó, có tình trạng tiêu tiền Nhà nước cho kỳ hết để năm sau được cấp nhiều hơn, gây lãng phí. Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi lần này cần có quy định đáp ứng ngân sách theo nhu cầu. Nếu không tiêu hết tiền, địa phương cứ trả lại, năm sau cần bao nhiêu sẽ được đáp ứng.

 

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục