Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao đổi với các đồng chí lãnh đạo các Đảng bộ trực thuộc về công tác   kiểm tra, giám sát của Đảng.

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao đổi với các đồng chí lãnh đạo các Đảng bộ trực thuộc về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

(HBĐT) - Tết đến, xuân về từ trung tâm thành phố đến các xã, thị trấn, xóm, bản đều tưng bừng, rộn rã niềm vui. Trong cờ, hoa rực rỡ, người người, nhà nhà đều vui mừng, phấn khởi bởi những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, KT-XH tỉnh ta đã có bước phát triển đáng kể, bộ mặt nông thôn nhiều đổi mới. Để có được những kết quả tốt đẹp đó là nhờ một phần đóng góp không chỉ của đội ngũ đảng viên ở cơ sở, đặc biệt là sự đóng góp tích cực của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản.

 

Về xóm Đúc, xã Nam Phong (Cao Phong) từ CB, ĐV đến cụ già, em nhỏ đều trân trọng, quý mến đảng viên Bùi Văn Bẻ, một bí thư chi bộ luôn thể hiện rõ tinh thần năng động, tâm huyết và gương mẫu. Những năm qua, bí thư chi bộ Bùi Văn Bẻ cùng cấp ủy đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong xóm đẩy mạnh phát triển kinh tế, XĐ-GN, xây dựng NTM đạt hiệu quả cao. Hiện thu nhập bình quân của xóm đạt gần 23 triệu đồng / người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10%. Nhiều năm qua trên địa bàn không xảy ra phạm pháp hình sự và các tệ nạn xã hội. Bí thư Bùi Văn Bẻ cho biết: “Xác định rõ vai trò, vị trí của chi bộ và  người đứng đầu cấp ủy trong lãnh đạo nhân dân phát triển KT -XH, chi bộ đã đề ra khẩu hiệu: “Nếu đời sống của người dân còn thấp, chưa ổn định thì chi bộ cũng như các tổ chức, đoàn thể trong xóm chưa hoàn thành nhiệm vụ”. Trong đó, yêu cầu CB, ĐV phải tiên phong, gương mẫu đi đầu. Dưới sự lãnh đạo sâu sát của chi bộ, dân cư trong xóm được tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn đầu tư và tham gia các lớp tập huấn để tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, dư nợ từ vốn vay ngân hàng của các hộ trong xóm đạt trên 1, 2 tỷ đồng và đều sử dụng có hiệu quỷ, đúng mục đích, thanh toán đúng kỳ hạn. Đặc biệt, bí thư chi bộ xóm Đúc đã tập hợp sức mạnh của cộng đồng dân cư trong tổ chức sản xuất bằng việc động viên các hộ giàu, hộ khá giúp các hộ nghèo vay vốn không lãi xuất để đầu tư phát triển kinh tế theo chu kỳ sản xuất. Giao cho trưởng xóm đứng ra tập hợp các hộ có nhu cầu cùng góp tiền mua phân NPK tại Nhà máy phân bón Phốt phát Lâm Thao để vừa yên tâm về chất lượng, đảm bảo giá mua tại gốc. Cách làm này không chỉ tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế mà còn góp phần giảm chi phí trong sản xuất, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Riêng gia đình bí thư Bùi Văn Bẻ có thu nhập gần 1 tỷ đồng /năm từ hơn 2 ha mía và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Anh cũng là người đi đầu trong phát triển cây có múi với hơn 1 ha cam Canh đã  gần 3 năm tuổi. Học tập cách làm của bí thư chi bộ, mô hình phát triển cây có múi ở xóm Đúc đang từng bước được nhân rộng và hứa hẹn mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Với kết quả đó, từ năm 2008 đến nay, xóm Đúc giữ vững danh hiệu làng văn hóa. 4 năm liền (2011-2014) chi bộ xóm được công nhận là TCCS Đảng TS -VM tiêu biểu.

 

                   

Gia đình  bí thư chi bộ Bùi Văn Bẻ có thu nhập gần 1 tỷ đồng /năm từ trồng mía và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 

Về thực hiện CVĐ “Chung sức XD NTM”, bí thư chi bộ Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) không chỉ gương mẫu trong phát triển kinh tế mà còn phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi. Bản thân bí thư chi bộ Nguyễn Văn Mừng và gia đình đã đi đầu thực hiện phương thức thâm canh trồng ngô xen mía, sắn xen keo để lấy ngắn, nuôi dài. Đặc biệt, gia đình anh phát triển chăn nuôi đại gia súc với trên 50 con trâu, bò cùng nguồn thu nhập đáng kể từ 7 ha rừng. Từ đó, phong trào XDNTM được triển khai sâu rộng tới mọi người dân, trở thành nhiệm vụ chính trị cơ bản của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể trong xóm. Qua đó, đã phát huy được nội lực trong nhân dân, huy động ngày công, vận động các gia đình hiến đất làm đường GTNT, sân hoạt động thể thao. Hiện thu nhập bình quân của xóm đạt 22 triệu đồng /người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,9%. Bên cạnh đó, gia đình bí thư chi bộ Nguyễn Văn Mừng còn đầu tàu gương mẫu xây dựng nếp sống văn hóa, nhất là  xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, thực hiện hương ước, quy ước, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc. Đảng viên đi trước, làng nước theo sau, đến nay, 100% đường giao thông ở xóm Đễnh được bê tông hóa; nhà văn hóa xóm được cải tạo, sửa chữa nâng cấp; xóm có sân vận động rộng hơn 2.000 m2 phục vụ tốt hoạt động, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao của người dân trên địa bàn. Đặc biệt, hàng chục năm qua, xóm Đễnh không có người sinh con thứ 3 và tiếp tục giữ vững là địa bàn không có tệ nạn ma túy, mại dâm. Kết quả đó là yếu tố quan trọng để chi bộ xóm Đễnh 7 năm liền (2008-2014) giữ vững danh hiệu TCCS Đảng TS -VM.

 

   

Gia đình bí thư chi bộ Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) cùng đội ngũ đảng viên trong chi bộ luôn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế. 

 

Bằng uy tín của mình, nữ bí thư chi bộ Đặng Thị Thấu thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã làm tốt việc lãnh đạo nhân dân thực hiện phong trào “Toàn dân BVAN Tổ quốc”. Thường xuyên nắm chắc tình hình, phát huy có hiệu quả tổ hòa giải, vai trò nòng cốt của công an viên, dân quân tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình quốc gia về phòng - chống tội phạm, phòng - chống ma túy và các TNXH. Từ đó đã góp phần xây dựng nền QPTD, thế trận ANND trên địa bàn ngày càng vững chắc. Bên cạnh đó, nữ bí thư chi bộ Đặng Thị Thấu đã tích cực lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” thông qua thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, thực hiện tốt hương ước, quy ước, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của quê hương, đất nước. Duy trì và đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Quan tâm và tăng cường chỉ đạo, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác DS /KHHGĐ, đảm bảo ATVSTP... Những năm gần đây, nhân dân trên địa bàn hiến trên 1.000 m2 đất để làm đường GTNT. Năm 2014, các gia đình đã đóng góp trên 110 triệu đồng để xây dựng cổng làng... Với kết quả đó, đến nay, 100% đường liên thôn, nội thôn ở Đồng Nội đã được bê tông hóa. Thu nhập bình quân của thôn đạt 30, 5 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 2%; gần 98% đạt tiêu chuẩn hộ gia đình văn hóa; nhiều năm qua thôn không xảy ra phạm pháp hình sự và giữ vững địa bàn không có tệ nạn xã hội. Tinh thần năng nổ, nhiệt tình, tận tụy, gương mẫu của nữ bí thư chi bộ Đặng Thị Thấu đã góp phần vào thành tích chung của thôn và chi bộ với kết quả 3 năm liền (2012 - 2014) là TCCS Đảng TS -VM tiêu biểu, 11 năm liền (2004 - 2014) giữ vững danh hiệu làng văn hóa.

 

Mùa xuân đã về, hòa cùng không khí của đất trời, những bí thư chi bộ ở từng thôn bản, KDC trong tỉnh đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình để năm mới Ất Mùi tiếp tục góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

 

 

 

                                                                                Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục