(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
4 mức đánh giá
Nghị định quy định rõ các tiêu chí để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo 4 mức: 1- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 2- Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 3- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, công chức); hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức); 4- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong đó, cán bộ được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngoài đáp ứng các tiêu chí tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất, còn phải có sáng kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được cấp có thẩm quyền công nhận...
Công chức được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận...
Viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất; có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận...
Bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nếu cửa quyền, hách dịch
Cán bộ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách, quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất; hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoặc có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.
Còn công chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.
Đối với viên chức, nếu có một trong các tiêu chí: hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu; vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật… thì bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.
Đánh giá, phân loại theo từng năm
Nghị định nêu rõ, việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
PV (TH)
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, điều kiện thi, xét thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản quy định chi tiết.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phân công các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII trong ba ngày 11, 12 và 13-6 tới, cụ thể có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận.
(HBĐT) - Ngày 10/6, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 và nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ngày 10/6, Hội chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ IV và tôn vinh người hiến máu tình nguyện năm 2015. Đến dự có lãnh đạo T.Ư Hội CTĐ Việt Nam, Viện Huyết học Truyền máu T.Ư cùng 70 đại biểu tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước và 30 đại biểu tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện.
(HBĐT) - Đảng bộ Sở Giao thông vận tải (GT-VT) là tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh với chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo cơ quan thực hiện nhiệm vụ chính trị là tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về GT -VT trên địa bàn tỉnh. Nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ Sở GT -VT đã tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh, sự giúp đỡ của các bộ, ngành T.Ư, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, địa phương. Đồng thời tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả xây dựng Đảng TS -VM về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện tốt NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách trong xây Đảng hiện nay gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao và khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở lần thứ VIII đề ra, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, kế hoạch trọng tâm của ngành GT - VT do UBND, Bộ GT -VT giao.
(HBĐT) - Trong những năm qua, lực lượng DQTV và DBĐV huyện Tân Lạc thường xuyên được kiện toàn, xây dựng vững mạnh và hoạt động hiệu quả.