Cán bộ HPN xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thường xuyên tuyên truyền đến các chi hội mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn.

Cán bộ HPN xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thường xuyên tuyên truyền đến các chi hội mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn.

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện công tác bình đẳng giới (BĐG) tại các cấp ủy Đảng, chính quyền, phòng, ban huyện Kỳ Sơn được quan tâm, các định kiến về phụ nữ dần thu hẹp, vị thế phụ nữ được khẳng định, chị em được tham gia tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ tham gia các chức danh chủ chốt vẫn còn hạn chế, đặc biệt là cấp xã, thị trấn.

 

Nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực, ngay từ đầu năm, việc triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về BĐG và các văn bản liên quan được huyện quan tâm. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện phối hợp với Hội LHPN huyện và các ban, ngành, đoàn thể tổ  chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về Luật BĐG, Luật Phòng - chống bạo lực gia đình cho cán bộ chủ chốt các cấp, tổ chức tọa đàm về BĐG và phòng - chống bạo lực gia đình cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về BĐG hoặc có nội dung liên quan đến BĐG, tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tuyên truyền các kiến thức về BĐG cho phụ nữ. Quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ, trong đó các ngành thành viên đã phối hợp mở các lớp đào tạo nghề: sản xuất chổi chít xuất khẩu, may công nghiệp, chăn nuôi, làm tăm hương... Có trên 85% lao động sau khi đào tạo đã được giải quyết việc làm tại chỗ và giới thiệu việc làm.

 

Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nguồn nhân lực nữ và từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực GD &ĐT. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho nữ CB -CNVC được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Tham gia ý kiến đóng góp, đề xuất với các cấp tăng cường tỷ lệ nữ tham gia vào các chức danh lãnh đạo, quản lý Nhà nước, đặc biệt ở cấp xã. Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có 1 UVTV Huyện ủy là nữ; 30% đại biểu HĐND huyện là nữ; 33% cán bộ nữ là trưởng, phó các phòng, ban; 23% tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND các xã, thị trấn; 16% cán bộ nữ tham gia cấp ủy.

 

Với việc làm tốt công tác tuyên truyền về BĐG trong các cấp, ngành, nhất là vùng nông thôn, qua đó nhận thức về giới và BĐG được nâng cao, các vấn đề về bất BĐG, bạo lực trên cơ sở giới dần được xóa bỏ. Các chỉ tiêu BĐG trong tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe được quan tâm, 100% phụ nữ dân tộc thiểu số, bé gái dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng theo chương trình quốc gia.

 

Việc triển khai thực hiện các mục tiêu BĐG trong các lĩnh vực chính trị, lao động, GD&ĐT, y tế, văn hóa thông tin được các cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Sơn đặc biệt quan tâm, góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội, thúc đẩy phát triển KT -XH của huyện.

 

 

Hồng Ngọc

 

 

 

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục