Đoàn đại biểu nhân dân Lào và thân nhân Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản thăm khu di tích tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II, Đảng nhân dân Lào tại Hoà Bình theo chương trình “Theo dấu chân Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản”.

Đoàn đại biểu nhân dân Lào và thân nhân Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản thăm khu di tích tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II, Đảng nhân dân Lào tại Hoà Bình theo chương trình “Theo dấu chân Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản”.

(HBĐT) - “Mối quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đặc biệt sâu sắc, toàn diện, trong lịch sử ngoại giao thế giới chưa từng có tiền lệ. Đó là mối quan hệ “cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển”. Trong mối quan hệ đặc biệt đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn góp công sức vun đắp tình hữu nghị thắm thiết này”-Đó chính là lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chummaly Xaynhaxỏn nói về mối quan hệ Việt Nam - Lào khi sang thăm tỉnh Hòa Bình ghi trong cuốn sổ truyền thống tại Khu di tích tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào.

 

Mối tình “rưng rưng ánh mắt, giòn giã nụ cười”...

 

“Với những đóng góp to lớn về công sức, trí tuệ, nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình nói riêng đã tích cực góp phần củng cố, vun đắp, phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Lào trong những năm qua. Mối quan hệ đó còn thắm thiết hơn cả tình đồng chí, đồng đội...”, mới đây, trong chuyến công tác cùng đoàn đại biểu nhân dân Lào và thân nhân Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản đến thăm tỉnh Hoà Bình, đồng chí Vị lay vông Bụt đa khăm, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch T.ư Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam đã tiếp tục khẳng định.

 

Với tỉnh ta, trong suốt các giai đoạn lịch sử cách mạng đều gắn mối quan hệ, tình đồng chí, đồng bào với cách mạng, nhân dân các bộ tộc Lào anh em. Mối quan hệ, tình hữu nghị Việt - Lào không thể mang ra đong đếm được. Nó vượt lên trên mối quan hệ đồng chí, đồng đội để trở thành mối quan hệ đoàn kết, gắn bó ruột thịt như tình anh em. Điều đó được khẳng định bằng nhiều việc làm, nhiều hành động cụ thể. Như câu chuyện cảm động của gia đình ông Lường Song Toàn ở xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) trong những năm tháng khó khăn đủ bề nhưng vẫn nhận nuôi 2 cháu bé người Lào mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hay như trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, ngoài lực lượng quân tình nguyện Hoà Bình tham gia chiến đấu tại thủ đô Viêng Chăn, hàng chục thanh niên của huyện Mai Châu và Lạc Sơn đã tham gia vào đoàn quân Tây Tiến để phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở thượng Lào. Trong đó, Mai Châu là hậu phương trực tiếp của mặt trận Tây Bắc, đã nỗ lực xây dựng lán trại, quyên góp quân lương. Chỉ trong vòng một tháng, huyện Mai Châu đã huy động nhân dân làm được 200 lán trại cho bộ đội ăn nghỉ, xây dựng 20 nhà kho chứa vũ khí, lương thực. Mặc dù cuộc sống còn rất nhiều thiếu thốn nhưng nhân dân huyện Mai Châu đã quyên góp được 18 tấn gạo, 5 tấn thực phẩm, bảo vệ an toàn cho cán bộ chỉ huy Trung đoàn Tây Tiến. Không chỉ có vậy, vào những năm cuối thập kỷ 70, thực hiện chủ trương hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào do Trung ương Đảng chỉ đạo, tỉnh Hà Sơn Bình (lúc bấy giờ) đã kết nghĩa với tỉnh Luông Pha Băng của nước bạn Lào. Tại Đại hội Đảng bộ Hà Sơn Bình lần thứ II (tháng 10/1979) đã đề ra nhiệm vụ chi viện cho tỉnh Luông Pha Băng là một nhiệm vụ đặc biệt. Chính vì vậy, từ năm 1980 đến 1989, đã có hàng chục đoàn cán bộ kỹ thuật, quản lý trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng... được cử sang tỉnh Luông Pha Băng làm nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương của nước bạn xây dựng và phát triển kinh tế. ông Bùi Văn Nguyên ở xóm Thao Cả, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi), nguyên Bí thư Huyện uỷ Kim Bôi, nguyên cán bộ đoàn chuyên gia của tỉnh sang giúp nước bạn Lào năm 1980 nhớ lại: Phát huy truyền thống “Hạt gạo chia đôi, bát cơm sẻ nửa” của hai Đảng, hai dân tộc Việt - Lào trong chiến đấu chống quân xâm lược, trong hoà bình lại được tiếp tục phát huy mạnh mẽ. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình vẫn thuỷ chung, sẻ chia, sát cánh cùng nhân dân tỉnh Luông Pha Băng vững bước đi lên. Hàng chục đoàn xe chở vật tư, giống, vốn, xi măng, sắt thép của Hoà Bình chuyển bánh đi về phía cố đô Luông Pha Băng để xây dựng “Hoa đô quốc chợ” trên đất nước triệu voi, những chuyến đi đó đã có nhiều mối thâm tình được xây dựng và vun đắp giữa những người anh em Việt - Lào. Vậy nên khi gặp lại nhau cứ như anh em ruột thị trong một nhà, “rưng rưng ánh mắt, giòn tan nụ cười”...

 

Hòa Bình - điểm tựa cho Cách mạng Lào

 

Trong những năm tháng khó khăn, Hòa Bình chính là điểm tựa cho lực lượng cách mạng Lào từng bước trưởng thành về mọi mặt. Theo lịch sử, mối tình Hòa Bình - Luông Pha Băng đã bén duyên từ ngàn xưa. Từ thời mà một bộ phận người Mường, người Thái ở đất Hòa Bình đi ngược lên miền thượng, sang vùng đất kinh đô Luông Pha Băng sinh sống, làm ăn, buôn bán, giao thương hàng hóa. Theo thời gian, sự giao tình đó đã dần bám rễ, bền chặt trong tâm thức của nhiều người dân ở Luông Pha Băng và vùng thượng của đất Hòa Bình. Trong những giai đoạn đấu tranh cách mạng từ chống Pháp, cho đến thời kỳ chống Mỹ và tiễu phỉ Vàng Pao, đều có sự tham gia tích cực của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Đáng kể nhất là việc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hoà Bình tổ chức cho cán bộ, đảng viên ưu tú của 15 tỉnh từ thượng, trung, hạ Lào về tập trung huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào năm 1971 để xác định nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới; giúp xây dựng và cung cấp trụ sở hoạt động của Đài phát thanh Pa - thét (Lào) từ những năm 1969 - 1973 tại xã An Bình (Lạc Thuỷ) và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, học sinh tại tỉnh Hòa Bình. Cao hơn cả, đó là hàng trăm thanh niên Hòa Bình đã tình nguyện xung phong và trực tiếp tham gia chiến dịch Nậm Thà năm 1962, giải phóng tỉnh Luổng Nậm Thà; tham gia chiến dịch cánh đồng Chum năm 1963 - 1964 giải phóng tỉnh Xiêng Khoảng và một vùng đất rộng lớn.

 

Theo thống kê, trong giai đoạn 1961 - 1975, tỉnh Hoà Bình đã có hơn 3.000 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào, sát cánh cùng bộ đội Pa - thét đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Lào anh em. Trong cuộc chiến này đã có 150 liệt sỹ, thương binh là người Hòa Bình nằm lại hoặc để lại một phần máu xương nơi chiến trường. Máu xương của những người con xứ Mường trên đất triệu voi đã tô thắm thêm nghĩa tình Việt - Lào, nghĩa tình son sắt, thuỷ chung của người Hòa Bình với những người bạn Lào anh em trong những giai đoạn gian khó.

 

 

Thân nhân Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản ghi lưu bút tại khu di tích.

 

Khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, nước bạn lại rơi vào tình trạng bất ổn vì hoạt động chống phá của bọn phỉ Vàng Pao. Theo tiếng gọi của Đảng, lớp lớp thanh niên tỉnh Hoà Bình lại một lần nữa xung phong lên đường tham gia quân tình nguyện Việt Nam tại cánh đồng Chum Xiêng Khoảng... giúp nước bạn xây dựng quân đội, ổn định chính trị và phát triển    đất nước.      

 

                                                                                           

                                                                        Hùng Mạnh

 

 

 

Các tin khác


Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục