Hàng tháng, chi bộ cơ quan xã Phú Thành (Lạc Thủy) duy trì sinh hoạt có nền nếp.

Hàng tháng, chi bộ cơ quan xã Phú Thành (Lạc Thủy) duy trì sinh hoạt có nền nếp.

(HBĐT) - Thực hiện hướng dẫn của Ban Tổ chức T.ư về tổ chức hoạt động chi bộ cơ quan (CBCQ) xã, phường, thị trấn, đến nay, 210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thành lập CBCQ. Theo hướng dẫn, mô hình CBCQ cấp xã trực thuộc Đảng ủy xã, phường, thị trấn, gồm những đảng viên là CB, CC cấp xã. CBCQ cấp xã có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo đảng viên, CB, CC và quần chúng ở cơ quan xã, phường, thị trấn thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết (NQ) của Đảng ủy và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát theo quy định.

 

Đồng thời, thực hiện NQ của chi bộ, nhiệm vụ cấp ủy cấp trên giao cùng nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị của xã và nhiệm vụ của đảng viên. Tuyên truyền, giáo dục quần chúng trong cơ quan thực hiện tốt dân chủ cơ sở, phục vụ và giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đấu tranh phòng - chống tham nhũng, lãng phí. Phân công nhiệm vụ cho đảng viên, làm tốt công tác vận động quần chúng, phát triển đảng viên mới...

 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã có nhiều ý kiến, cách làm khác nhau. Có ý kiến cho rằng, đảng viên công tác tại xã được sinh hoạt đảng tập trung, cùng làm việc với nhau hàng ngày cho nên hiểu nhau hơn, có điều kiện giúp đảng viên yếu kém khắc phục khuyết điểm nhanh hơn. Việc thành lập CBCQ đã gắn kết các đảng viên cùng công tác tại Đảng ủy, UBND, các tổ chức, các ngành ở xã, hợp sức xây dựng, cụ thể hóa các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch phát triển KT-XH; nhất là đưa sinh hoạt chi bộ đi vào nền nếp, thực chất. Bên cạnh đó, không ít ý kiến đề xuất không nên tiếp tục mô hình CBCQ vì cho rằng mô hình này khiến hoạt động của chi bộ KDC gặp nhiều khó khăn, có những cán bộ xã quan liêu, xa dân, xa cơ sở.

 

ồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Bí thư ảng ủy xã Tân Vinh (Lương Sơn) đánh giá: Việc ra NQ của CBCQ rất khó vì chức năng, nhiệm vụ khác với chi bộ KDC, nếu không khéo lại trùng với NQ của ảng ủy, chương trình của UBND, MTTQ và các đoàn thể ở xã. Chưa kể giao việc cho đảng viên là Bí thư ảng ủy, Chủ tịch UBND xã thế nào để cuối năm bình xét, đánh giá, phân loại đảng viên cho thực chất, khách quan và chính xác. CB,CC dám góp ý, phê bình Bí thư ảng ủy, Chủ tịch UBND xã, đảng viên lớn tuổi và cấp trên trực tiếp của mình hay không? Từ đó, việc xử lý các mối quan hệ cấp trên, cấp dưới là vấn đề khá nhạy cảm. Bên cạnh đó việc tìm bí thư chi bộ KDC thay cho cán bộ chủ chốt đã được rút lên CBCQ là vấn đề cũng khá nan giải.

 

Trong thực tế, nhiều xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh đều phải tăng cường đảng viên làm việc tại trụ sở xã về các thôn, bản để làm nòng cốt củng cố cơ sở. Vì vậy, khi thành lập CBCQ ở những vùng này đã dẫn đến tình trạng thiếu đảng viên ở chi bộ KDC, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác Đảng ở đây. Mặc dù, các Đảng bộ xã đều phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ theo dõi các xóm, bản nhưng trên thực tế đã có trường hợp cán bộ xã không nắm được tình hình ANTT và những diễn biến của KDC, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý, xử lý, giải quyết những nảy sinh ở cơ sở của cấp uỷ, chính quyền. Quá trình hoạt động CBCQ ít chú ý đi sâu kiểm điểm vai trò lãnh đạo trách niệm của chi bộ cũng như tính tiên phong gương mẫu của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

Bên cạnh đó, ở một số nơi, bí thư CBCQ kiêm nhiệm nhiều việc, không có thời gian tập trung cho công việc của chi bộ. Hoạt động điều hành của chi ủy chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhất là công tác quản lý, phân công, phát hiện, ngăn chặn cán bộ sai phạm. Còn nhiều biểu hiện ngại va chạm, né tránh khi phê bình và tự phê bình vì đảng viên trong CBCQ đều là cán bộ và cán bộ chủ chốt của xã, phường, thị trấn, thậm chí, một bộ phận đảng viên không thường xuyên dự sinh hoạt chi bộ nơi cư trú, quan liêu, xa dân. Phó Bí thư Đảng uỷ xã Bắc Sơn (Kim Bôi) Bạch Thái Toản cho rằng: Đối với các địa bàn miền núi hoặc những nơi có ít đảng viên, theo chúng tôi cần duy trì đảng viên sinh hoạt tại KDC để củng cố hệ thống chính trị cơ sở vì ở vùng nông thôn, miền núi, trình độ của nhân dân còn hạn chế, dân cư sống không tập trung, đi lại khó khăn. Người dân, chính quyền thôn, chi bộ dân cư ít có điều kiện tiếp cận với cán bộ xã nên mỗi đảng viên là CB,CC xã sẽ làm cầu nối giữa ảng với dân, giữa chính quyền xã với chi bộ thôn và nhân dân.

 

Từ những vấn đề trên, thiết nghĩ, các cấp ủy cần kiểm tra, rà soát, đánh giá và có quyết định phù hợp về tổ chức và hoạt động của CBCQ xã, phường, thị trấn với thực tế ở mỗi địa phương, cơ sở.

 

                                                 Đức Phượng

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục