Nhân dân TP Hòa Bình thăm quan triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Cung Văn hóa tỉnh.                        ảnh: Đ.H

Nhân dân TP Hòa Bình thăm quan triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Cung Văn hóa tỉnh. ảnh: Đ.H

(HBĐT) - Giáo dục truyền thống cách mạng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Sinh thời, Bác Hồ đã nhắc nhở mọi người dân: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đối với thế hệ trẻ, việc này càng có ý nghĩa bởi đây là lực lượng năng động, sáng tạo, tương lai của đất nước. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống cách mạng, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 23 ngày 21/10/ 2002 về “Tăng cường công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng”.

 

Hơn 13 năm qua, công tác giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn tỉnh đã được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cụ thể như tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, xây dựng nhà truyền thống, tượng đài kỷ niệm, gắn bia di tích cách mạng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm sách, ảnh tư liệu lịch sử. Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử  của các Đảng bộ, địa phương, ngành được quan tâm. Sau khi xuất bản sách được phát hành đến các chi, Đảng bộ trực thuộc, thư viện, điểm bưu điện văn hóa xã và trường học đóng trên địa bàn. MTTQ, các đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội CCB chú trọng xây dựng nội dung, lồng ghép trong chương trình, kế hoạch để tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử cách mạng cho hội viên, ĐV-TN.

 

Xuất hiện các mô hình, cách làm sáng tạo trong giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ được các địa phương, đơn vị, hội, đoàn thể áp dụng, đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều xã, phường, thị trấn phối hợp với các CCB, nhà trường tổ chức nói chuyện ngoại khóa cho học sinh về đề tài lịch sử, những tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Những năm gần đây, Tỉnh Đoàn tổ chức hoạt động thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh  liệt sĩ 27/7. Một số Đoàn cơ sở xây dựng mô hình, bản đồ biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Các đơn vị, địa phương phát động sâu rộng phong trào chăm sóc, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng. Nhiều trường tổ chức cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử cách mạng trong và ngoài tỉnh. Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh thực hiện hiệu quả mô hình 30 phút vàng sáng thứ hai hằng tuần, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh

 

Đồng chí Bùi Văn Sung, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh cho biết: Ngoài mô hình trên, nhà trường còn triển khai nghiêm túc kế hoạch giảng dạy lịch sử địa phương thông qua các môn học như lịch sử, địa lý, văn học, giáo dục công dân, công nghệ. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thăm quan khu di tích Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN, tiền thân của nhà trường hiện nay tại xã Yên Mông. Không gò ép, khô cứng nên học sinh hứng thú khi tìm hiểu lịch sử.

 

Hòa Bình là một trong số ít tỉnh, thành phố trong cả nước đưa việc học tập lịch sử Đảng bộ địa phương vào chương trình học tập tại các trường phổ thông và chuyên nghiệp từ năm 2007. Tỉnh đã xuất bản hàng vạn cuốn sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy Lịch sử tỉnh Hòa Bình 1930  2000 cấp phát cho 100% trường phổ thông trong toàn tỉnh. Hằng năm, Sở GD&ĐT kiểm tra việc giảng dạy, học tập lịch sử địa phương. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung chương trình lịch sử địa phương cho giáo viên môn sử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường Chính trị tỉnh, trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng học phần lịch sử địa phương đưa vào giảng dạy cho là học viên lớp trung cấp LLCT và sinh viên. Hầu hết các huyện, thành phố đã đưa nội dung lịch sử Đảng bộ huyện vào giảng dạy cho các học viên sơ cấp LLCT, bồi dưỡng kết nạp Đảng và đảng viên mới. Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh cũng đưa vào chương trình học tập của lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Đây là hành động thiết thực của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở góp phần quan trọng giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

 

Đồng chí Triệu Văn Tiến, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Việc quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng đã khơi dậy, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân, đoàn viên, thanh - thiếu niên tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tuy nhiên, việc giáo dục truyền thống cách mạng có nơi còn thiếu hấp dẫn. Tổ chức giảng dạy, học tập lịch sử địa phương, nhất là lịch sử Đảng bộ cấp huyện, xã sau khi xuất bản tại trường học còn ít, có lúc còn mang tính hình thức. Không ít học sinh chưa hiểu về truyền thống lịch sử cách mạng của địa phương. Do đó, trong thời gian tới, nhiệm vụ là đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử địa phương trong các nhà trường. Ban Tuyên giáo các cấp chủ trì phối hợp với ngành GD&ĐT tăng cường đôn đốc, kiểm tra nội dung giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học. 

                                                                                              

 

 

                                                                    Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục