(HBĐT) - BTV Tỉnh uỷ vừa ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 13/5/2016 về đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020. Với quan điểm chỉ đạo: Cải cách hành chính (CCHC) phải hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp (DN) đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

 

Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC). Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan Nhà nước. CCHC phải được tiến hành trên cơ sở các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính của tỉnh TSVM, hiện đại, đảm bảo tính dân chủ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ CB, CC có đủ phẩm chất và năng lực; đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và sự phát triển bền vững của tỉnh.

 

Nghị quyết yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ gồm:

Cải cách thể chế: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển KT   XH của tỉnh.

 

Cải cách thủ tục hành chính (TTHC): Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và đoàn thể các cấp trong công tác cải cách TTHC. Thực hiện tốt việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng TTHC bảo đảm TTHC khi đi vào cuộc sống phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC. Công khai, minh bạch tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, mức thu phí, lệ phí và địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị tại trụ sở và trên Trang thông tin điện tử của ngành, địa phương để tạo điều kiện cho người dân và DN dễ tiếp cận và giám sát việc thực hiện TTHC của các cơ quan, đơn vị.

 

Cải cách tổ chức bộ máy và thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: Tiếp tục rà soát, đánh giá, kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh... Triển khai thực hiện nghiêm Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh...

 

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng và thực hiện cơ cấu CC, VC theo đúng vị trí việc làm đã được phê duyệt. Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng, tiếp nhận, điều động, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC.

 

Thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với CB, CC, VC theo định kỳ. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; công tác đánh giá CB, CC, VC. Thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những CB, CC, VC không đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, yếu kém về năng lực, phẩm chất, đạo đức ở các cấp...

 

Cải cách tài chính công: Thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển KT - XH. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển GD - ĐT, y tế, DS - KHHGĐ, TDTT; nâng cao chất lượng các cơ sở GD-ĐT, khám chữa bệnh,... Đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi phí đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng NSNN...

 

Hiện đại hoá hành chính: Tăng cường đầu tư ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành, xử lý công việc giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và đoàn thể các cấp và trong giao dịch trực tuyến với tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, phấn đấu có 10 dịch vụ đạt ở mức độ 4 vào năm 2020...

 

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, BTV Tỉnh uỷ yêu cầu: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện Nghị quyết. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu của công tác CCHC, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cần xác định việc triển khai các nhiệm vụ CCHC là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; gắn các nhiệm vụ CCHC vào kế hoạch công tác của ngành, địa phương để đảm bảo quá trình triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.

 

ưu tiên bố trí đủ kinh phí để triển khai thực hiện những nhiệm vụ CCHC theo Kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó tập trung vào việc đầu tư xây dựng mô hình một cửa hiện đại, triển khai phần mềm một cửa điện tử nhằm duy trì và cải thiện chỉ số CCHC hằng năm của tỉnh.

 

Nâng cao hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh. Tiếp tục duy trì xác định chỉ số CCHC và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ các ban, sở, ngành, các huyện, thành phố làm căn cứ cho việc bình xét thi đua, khen thưởng và đánh giá, xếp loại người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hằng năm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, đặc biệt chú trọng đến việc kiểm tra công tác CCHC ở các ngành, địa phương. Xử lý nghiêm thủ trưởng và CB, CC, VC ở các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm công bố, công khai, niêm yết TTHC hoặc thiếu trách nhiệm, chậm trễ, tạo rào cản, gây phiền hà cho người dân và DN trong giải quyết TTHC.

 

 

                                                                  P.V (TH)

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục