Bác Hồ với các nhà báo. (ảnh TL)
(HBĐT) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ lỗi lạc của dân tộc, danh nhân văn hóa Việt Nam mà Người còn là một nhà báo vĩ đại, với phong cách mẫu mực, mãi là tấm gương để những người làm báo học tập và noi theo.
1. Học cách viết chân thật và đầy tinh thần chiến đấu
Trung thực là phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và sự chân thật, xác thực là sức mạnh của báo chí nói chung. Rất đề cao yêu cầu này nên trong các bài báo của mình, từ bài đầu tiên:“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” ký tên Nguyễn ái Quốc đăng trên báo L’Humanite (Pháp), ngày 18/6/1919 cho đến bài báo cuối cùng: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” trên báo Nhân Dân, ngày 1/6/1969, những số liệu, thông tin, chi tiết đều được Hồ Chí Minh chọn lọc, phân tích kỹ, phản ánh đúng thực tiễn. Tính chân thực trong viết báo của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở chỗ, Người không chỉ nói cái tốt, cái thành công, mà còn nói cả cái chưa tốt, chưa thành công để mỗi cá nhân, tập thể nhận rõ mà khắc phục, phấn đấu tốt hơn. Người thường phê phán những biểu hiện nói một chiều và đôi khi thổi phồng thành tích mà ít khi hoặc phản ánh không đúng mức những khó khăn, khuyết điểm của cá nhân, tập thể đó.
Học tập phong cách viết báo của Hồ Chí Minh, trước hết đòi hỏi người viết báo phải trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật, không vì bất cứ lý do gì mà làm sai lệch thông tin hoặc chạy theo lợi nhuận mà đưa những sự kiện giật gân để câu khách, xào xáo những thông tin có sẵn trên mạng in-tơ-nét để viết bài, sẽ gây hậu quả khôn lường cho xã hội, làm nhiều người hiểu sai, dẫn đến hành động sai. Thậm chí, nó có thể giết chết một sinh mệnh chính trị, làm tiêu tan một sự nghiệp, làm tan rã một tập thể, tạo ra xung đột giữa những con người, v.v. Cùng với đó, học tập tinh thần chiến đấu trong phong cách viết báo của Hồ Chí Minh, người cầm bút phải góp phần làm sáng tỏ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cổ vũ nhân dân, nhân rộng những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu xuyên tạc, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình đang được các lực lượng chống phá cách mạng Việt Nam thực hiện một cách bài bản trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Các nhà báo phải dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với mọi đối tượng, hiện tượng làm tổn hại đến lợi ích chân chính của dân tộc, phanh phui các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi thứ giặc nội xâm nguy hại đó. Tuy nhiên, phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn; chứ không phải để địch lợi dụng để nó phản tuyên truyền3. Để đạt được điều đó, thực hiện phò chính, trừ tà”, người viết báo phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản, có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được4. Đồng thời, phải nâng cao trình độ văn hóa, đi sâu vào nghiệp vụ của mình, gần gũi quần chúng, chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết luôn là nguyên tắc hàng đầu phải tuân thủ. Đó là những chỉ dẫn của Nhà báo Hồ Chí Minh mà người viết báo cần thành tâm thực hiện.
2. Học cách xác định đúng đối tượng, mục đích viết
Hồ Chí Minh nhiều lần chia sẻ với các nhà báo về kinh nghiệm viết báo của mình. Người nói: “Muốn tiến bộ,muốnviết hay, thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện. Kinh nghiệm của tôi thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc? Khi viết xong, thì nhờ anh em xem vàsửa giùm5. Lời chia sẻ ngắn gọn của Hồ Chí Minh chứa đựng cả một kho kinh nghiệm về phương pháp tác nghiệp. Học tập phong cách của Người, trong quá trình tác nghiệp, người viết báo phải tuân thủ tôn chỉ, mục đích, nắm được đối tượng độc giả của tờ báo cả về trình độ, tâm tư, nguyện vọng và phải luôn tự hỏi: “Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?. Mặt khác, dù đối tượng cụ thể đó là ai thì họ vẫn là nhân dân, là quần chúng cách mạng nên tính quần chúng là điều mà báo chí phải đảm bảo. Có như vậy, người viết mới định đúng nội dung, hình thức thể hiện cũng như cách diễn đạt tối ưu, phù hợp với lối sống, trình độ học vấn, kiến thức, truyền thống văn hóa cũng như yêu cầu, tâm tư, nguyện ước riêng của họ. Tiếp đó, để hoàn thành tốt công việc của mình, người viết báo phải xác định rõ ràng mục đích viết. Trả lời câu hỏi: “Viết để làm gì, Hồ Chí Minh từng chỉ dẫn: “Để tuyên truyền, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng. Do đó, báo chí không thể tách rời các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trong đời sống đất nước. Gắn yêu cầu này vào thực tế hiện nay, ta thấy nhiều tờ báo còn biểu hiện chạy theo lợi nhuận đơn thuần hơn là việc tuyên truyền, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực thi nhiệm vụ chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Để thoát khỏi hiện trạng này, người viết báo cần ý thức sâu sắc rằng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng chính là phụng sự chân lý, vì Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý6. Chỉ khi thấu suốt điều này thì người viết báo nói chung, nhà báo nói riêng mới vươn tới sự tự do khi tác nghiệp và vượt qua sự vụ lợi cá nhân để có được tác phẩm chân chính.
3. Học cách viết ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu
Trong viết báo, Hồ Chí Minh có lối hành văn ngắn gọn, cô đọng, súc tích, thực sự mẫu mực, với phong cách của bậc hiền triết á Đông. Tuy nhiên, ngắn gọn không có nghĩa là cụt lủn mà là gọn gàng, sáng sủa, mạch lạc, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn. Khi ở Pháp, nhằm lên án chủ nghĩa thực dân, tìm đường giải phóng dân tộc, Người đã viết nhiều tác phẩm, ở nhiều thể loại hướng tới tầng độc giả chủ yếu là nhân dân Pháp có học vấn khá, đặc biệt lớp trí thức, những người có khả năng tác động đến dư luận Pháp và thế giới, với văn phong của một nhà luận chiến tài ba mà ngày nay đọc vẫn thấy vô cùng hứng thú. Để tuyên truyền, vận động nhân dân trong đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp trong điều kiện dân trí còn thấp, Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài ngắn gọn, thiết thực, dễ đọc, dễ nhớ, dễ truyền bá từ miệng sang tai (có khi dùng văn vần, biếm họa). Và để tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về nền độc lập dân tộc, Người viết Tuyên ngôn Độc lập với lời văn hùng hồn, khảng khái, nội dung khúc chiết, tầm nhìn thời đại, có sức thuyết phục, làm xúc động lòng người, xứng đáng là thiên cổ hùng văn. Muốn làm được điều đó, người viết báo cần thực hiện tốt chỉ dẫn của Người, đó là: phải am hiểu sâu sắc nội dung cần phản ánh, phải lập đề cương rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp sự kiện, con số khoa học, chặt chẽ và phải kiên trì rèn luyện cách viết ngắn - điều mà Hồ Chí Minh từng bền bỉ học tập, rèn luyện suốt cuộc đời. Người còn căn dặn, phải viết sao cho giản đơn, dễ hiểu, thiết thực. Sao cho mỗi đồng bào, mỗi chiến sĩ đều đọc được, hiểu được, nhớ được, làm được7. Nhà báo“Chớ ham dùng chữ. Những chữ mà không biết rõ thì chớ dùng. Những chữ mà tiếng ta có thì phải dùng tiếng ta8. Hồ Chí Minh phê phán nghiêm khắc cách viết cầu kỳ, đánh đố quần chúng, căn bệnh dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng. Người yêu cầu người viết báo cũng cần phải học cách nói của quần chúng, mới lọt tai quần chúng. Hồ Chí Minh viết: “Tục ngữ nói gẩy đờn tai trâu là có ý chế nhạo người nghe không hiểu. Song những người tuyên truyền mà viết và nói khó hiểu, thì chính người đó là trâu9. Lời nhắc nhở này của Người thật thấm thía đối với những người viết báo, nhất là hiện nay trình độ dân trí ngày càng cao, sự tác động đa chiều của hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, đòi hỏi tác phẩm báo chí phải thực sự mẫu mực về mọi mặt, giữ gìn, phát huy tốt bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc.
Cuối cùng, phải học ở Hồ Chí Minh thái độ nghiêm cẩn, thận trọng khi hoàn thiện bài viết. Hồ Chí Minh căn dặn: “Viết rồi thì phải thế nào? Viết rồi thì phải đọc đi đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại bốn, năm lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Mình đọc mấy lần rồi cũng chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại. Chỉ một sự thiếu cẩn trọng, cẩu thả khi viết có thể tác động xấu đến đời sống xã hội, phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, người viết báo phải luôn nêu cao trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ rà soát bài viết trước khi đăng.
Phong cách viết báo chân thực, ngắn gọn, giản dị, đầy tính chiến đấu và tinh thần trách nhiệm của Hồ Chí Minh là kết quả của sự khổ luyện vì sự nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, những lời căn dặn về nghiệp vụ báo chí của Người là sự đúc kết kinh nghiệm nửa thế kỷ làm báo và sự trải nghiệm sâu sắc cuộc đời. Đó là những chỉ dẫn hết sức quý giá để những người viết báo học tập và noi theo.
(Theo Tạp chí Quốc phòng toàn dân)
______________
1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 8, Nxb. CTQG, H. 2011, tr. 206; 2, 3 - Sđd, Tập 8, tr. 208, 206; 4 - Sđd, Tập 12, tr. 166; 5 - Sđd, Tập 13, tr. 465; 6 - Sđd, Tập 10, tr. 378; 7 - Sđd, Tập 6, tr. 165; 8 - Sđd, Tập 8, tr. 208; 9 - Sđd, Tập 5, tr. 340.
(HBĐT) - Sáng 17/6, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2016). Tới dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, các ngành, đoàn thể hữu quan.
(HBĐT) - Ngày 17/6/2016, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh đã tổ chức hội nghị lần thứ VI (Khoá XIII) nhiệm kỳ 2015 - 2020 triển khai Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Tham dự hội nghị về phía Quân khu 3 có Thiếu tướng Vũ Hải Sản, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 3. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ QS tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
(HBĐT) - “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ là tài sản quý giá được Đảng bộ huyện Kỳ Sơn quan tâm học tập và vận dụng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đây là việc Đảng bộ huyện thực hiện theo các hướng dẫn, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên nhưng quan trọng hơn chính là nhu cầu tự thân, yêu cầu cấp bách từ thực tiễn. Đặc biệt, công việc này phải bắt đầu từ mỗi cán bộ, đảng viên, từ trong sinh hoạt của mỗi chi bộ”. Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp, TUV, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn chia sẻ với chúng tôi khi trao đổi về tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
(HBĐT) - Ngày 15/6, Văn phòng Tỉnh uỷ ban hành Công văn số 822-CV/VPTU gửi Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh thông báo ý kiến của đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ Trần Đăng Ninh về việc kiểm tra, xử lý bài báo nêu về tiến độ xây dựng cầu Bến Khốm. Theo đó, sau khi xem xét bài báo “Xã Thượng Bì (Kim Bôi): 9 năm dang dở một cây cầu”, đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh ủy có ý kiến: Giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra, bố trí nguồn vốn để sớm hoàn thành công trình; báo cáo kết quả thực hiện về TT Tỉnh ủy trước ngày 25/6/2016.
(HBĐT) - UBBC huyện Mai Châu vừa tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.