(HBĐT) - Đầu năm mới, cũng là mùa của lễ hội, do đó ngày từ cuối năm 2016, công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2017 đã được xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung cụ thể và tuyên truyền sâu rộng để có những lễ hội an vui, lành mạnh, giàu bản sắc, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa của dân tộc.

 

Công văn số 4237/BVHTTDL-VHCS của Bộ VH-TT&DL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017” nêu rõ: Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc trong xã hội; đề nghị các địa phương giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Sở VH-TT&DL đã có Công văn chỉ đạo phòng VH-TT các huyện, thành phố triển khai và tổ chức thực hiện tổ chức, quản lý lễ hội.

 

Theo Sở VH-TT&DL, năm 2017, trên địa bàn tỉnh có gần 40 lễ hội quy mô cấp huyện, xã được tổ chức, trong đó có các lễ hội như: lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội Xên bản, Xên Mường (Mai Châu)… Ngoài ra còn lễ hội ở một số làng, bản tại các địa phương, quy mô tổ chức ở những lễ hội này không lớn, mang tính chất lễ nghi cho  làng, xóm. Kết hợp với phần lễ có tổ chức một số trò chơi dân gian truyền thống và các môn thể thao hiện đại như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, giao lưu văn hoá văn nghệ thu hút được đông đảo người dân trong xóm, bản cùng tham gia cổ vũ.

 

 

Tình trạng bán hàng rong gây mất mỹ quan và không đảm bảo vệ sinh ATTP diễn ra tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2016 cần được chấn chỉnh thực hiện nghiêm trong mùa lễ hội 2017.

 

Theo đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 42 lễ hội được tổ chức, trong đó có 1 lễ hội cấp tỉnh, 6 lễ hội cấp huyện, 11 lễ hội cấp xã. Trong năm, Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan ký cam kết việc chấp hành các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động lễ hội đối với các ban tổ chức, ban quản lý lễ hội, chủ đền, chủ động, chủ nhang và tiến hành kiểm tra 11 lượt lễ hội. Trong quá trình kiểm tra, Thanh tra Sở đã nhắc nhở các ban tổ chức, ban quản lý, các thủ nhang về công tác đảm bảo an ninh trong khu vực lễ hội, công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan, phòng - chống cháy, nổ, việc tổ chức các hoạt động mang tính chất mê tín dị đoan, đốt đồ mã tại khu vực lễ hội. Nhìn chung, các lễ hội từ cấp tỉnh, huyện, đến cấp xã đều chấp hành nghiêm túc quy chế tổ chức lễ hội, bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên, còn nhiều yếu kém cần khắc phục trong quản lý và tổ chức lễ hội như: quy mô tổ chức lễ hội chưa lớn, phạm vi hẹp. Công tác tổ chức còn nặng hình thức sân khấu hóa, chưa lôi kéo chủ thể lễ hội là người dân vào cuộc; Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở địa phương còn nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các địa điểm tổ chức lễ hội chưa đáp ứng được so với nhu cầu và số lượng khách tham gia lễ hội. Kinh phí để tổ chức lễ hội chưa được đảm bảo. Công tác vận động, tuyên truyền, khuyến khích cá nhân, tập thể tham gia xã hội hoá các hoạt động còn hạn chế.

 

Để việc tổ chức các lễ hội trong năm 2017 diễn ra trang trọng, vừa đảm bảo nét văn hóa truyền thống, vừa tạo được không khí vui tươi đầu năm mới, Sở VH-TT&DL đã có công văn yêu cầu các địa phương cần hoàn thiện các văn bản, đề án liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội; quy hoạch tổng thể lễ hội; hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thu từ hoạt động lễ hội. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về lễ hội cho các tầng lớp nhân dân để nhân dân chủ động, tự giác tham gia lễ hội hàng năm. Phải có sự đầu tư, chuẩn bị nội lực và cơ sở vật chất tương xứng với nhu cầu của du khách, đảm bảo chất lượng nội dung và nghệ thuật của lễ hội. Chú trọng khôi phục và tổ chức các lễ hội đặc sắc tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong và sau khi tổ chức lễ hội, có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời khắc để phục hạn chế, nhân lên những nét đẹp trong lễ hội. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, cáctuaanfc; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, chế độ trách nhiệm rõ ràng, tăng cường vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực để lễ hội phát triển lành mạnh, đúng hướng.

 

Từ trung tuần tháng 1/2017, Sở VH-TT&DL đã thành lập đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại các địa phương, đảm bảo việc tổ chức lễ hội trang nghiêm, thành kính tiết kiệm, hiệu quả tránh phô trương, hình thức, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Tại buổi kiểm tra, đồng chí Giám đốc Sở VH-TT&DL đã chỉ đạo các địa phương cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể thực hiện các vấn đề về vệ sinh môi trường, bố trí chỗ đi vệ sinh cho khách du lịch; tránh để tình trạng lợi dụng lễ hội tổ chức hoạt động cờ bạc; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng chặt chém; chuẩn bị các phương án phòng - chống cháy, nổ… Đồng thời, tổ chức cho các thủ nhang, người phụ trách các cơ sở thờ tự ký cam kết việc chấp hành các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động lễ hội.

 

 

                                                                       Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục