(HBĐT) - Lễ hội tổ chức ở quy mô hẹp, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân; công tác tổ chức lễ hội còn mang nặng hình thức sân khấu hóa, chưa lôi kéo chủ thể lễ hội là người dân vào cuộc; một số lễ hội có giá trông giữ xe vượt từ 5 – 10 lần quy định; vấn đề vệ sinh ATTP chưa thực sự được chú trọng; vẫn còn tồn tại hiện tượng lén lút đổi tiền lẻ trái phép….Đó là những hạn chế đã và đang diễn ra tại các lễ hội trong tỉnh, cần được khẩn trương chấn chỉnh.

 

Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 58 lễ hội được đăng ký tổ chức, dịp đầu năm 54 lễ hội được tổ chức. Trong đó, 4 lễ hội tổ chức ở quy mô cấp huyện, thành phố là: Lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; lễ hội Khai hạ Mường Bi, huyện Tân Lạc; lễ hội đình Ngòi, thành phố Hòa Bình; lễ hội Mường Động, huyện Kim Bôi. Còn lại 50 lễ hội cấp xã và cấp xóm, bản tổ chức bằng nguồn hỗ trợ của địa phương và nguồn xã hội hóa của nhân dân.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm 2017, Sở VH-TT&DL đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, phối hợp với các ngành, địa phương triển khai công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống cháy, nổ... Đảm bảo không để xảy ra tình hình mất trật tự nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế tổ chức lễ hội; lợi dụng tổ chức lễ hội thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật như tuyên truyền văn hóa độc hại, mê tín dị đoan, cờ bạc, tự nâng giá chặt chém khách thăm quan. Sở đã thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác chuẩn bị tại các lễ hội. Qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh, nhắc nhở những thiếu sót, hạn chế trong công tác chuẩn bị. Trong dịp đầu năm, Sở đã kiểm tra được 15 lượt lễ hội, qua đó chủ yếu phát hiện và nhắc nhở phải đảm bảo an ninh trong khu vực lễ hội, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ, hoạt động mang tính mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại khu vực lễ hội….

 

 

Địa điểm tổ chức lễ hội Mường Động (Kim Bôi) quá hẹp, người dân phải chen lấn, xô đẩy để theo dõi các hoạt động của lễ hội.

 

Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL về “Kết quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu xuân Đinh Dậu 2017” thì: Nhìn chung, các lễ hội năm 2017 được tổ chức quy mô hơn, các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ. Có sự kết hợp giữa các lễ thức truyền thống, văn hóa dân gian và tổ chức các môn thể thao hiện đại như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo người dân tham gia. Cơ bản các lễ hội được tổ chức vẫn bảo tồn được giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

 

Tuy nhiên, tại các lễ hội đầu xuân trên địa bàn tỉnh đã phát sinh một số vấn đề. Trước tiên là cơ sở vật chất, trang thiết bị ở địa phương còn nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các địa điểm tổ chức lễ hội chưa đáp ứng được so với nhu cầu và số lượng khách tham gia lễ hội. Cụ thể như tại lễ hội Mường Động (huyện Kim Bôi) diễn ra vào ngày mồng 8 tháng giêng vừa qua. Đây là năm đầu tiên lễ hội Mường Động được tổ chức với quy mô cấp huyện. Ngay từ sáng sớm, các ngả đường về trung tâm xã Vĩnh Đồng đã ken cứng người dân tấp nập đi trẩy hội. Phần lễ được phục dựng công phu và phần trình tấu chiêng hoành tráng diễn ra tại sân trụ sở cũ của UBND xã Vĩnh Đồng. Tuy nhiên do diện tích sân quá chật nên chỉ có một số ít người dân được tham gia. Đây là điều vô cùng đáng tiếc!

 

Trong các lễ hội, mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở việc sử dụng tiền lẻ nhưng vẫn lén lút hiện tượng đổi tiền lẻ trái phép, thả tiền “giọt dầu” không đúng nơi quy định, nhét tiền lẻ vào tay tượng như tại lễ hội chùa Tiên (huyện Lạc Thủy), lễ hội đền Bờ (huyện Cao Phong, Đà Bắc), quần thể hang núi Đầu Rồng (huyện Cao Phong)… Công tác vệ sinh môi trường chưa thực sự đảm bảo theo quy định như tại lễ hội đền Bờ (huyện Cao Phong, Đà Bắc)… Vấn đề vệ sinh ATTP chưa được quan tâm đúng mức tại các lễ hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

 

Qua khảo sát của phóng viên cho thấy, giá trông giữ xe tại các bãi xe tự phát mùa lễ hội cao hơn quy định từ 5 – 10 lần. Cụ thể, tại lễ hội Khai hạ (huyện Tân Lạc) và cảng Bích Hạ (lễ hội đền Bờ, huyện Cao Phong, Đà Bắc) một số điểm trông giữ xe máy từ 10.000 - 20.000 đồng/xe, xe ô tô từ 20.000 -100.000 đồng/xe. Thực tế này gây nhiều bức xúc cho người dân, du khách thăm quan.

 

Hiện nay có 2 lễ hội lớn của tỉnh tiếp tục diễn ra là lễ hội Chùa Tiên và lễ hội đền Bờ. Ngoài ra, trong các tháng tiếp theo có lễ hội Gầu Tào (diễn ra từ ngày 7 -9/3 tại sân vận động xóm Xà Lĩnh, xã Pà Cò, huyện Mai Châu), lễ hội Mường Chanh (ngày 3/3 tại xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi), lễ hội Xuống Đồng (ngày 30/4 tại xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi), lễ hội chùa Kè (ngày 13/3 tại xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc)… Do đó, những biểu hiện tiêu cực tại các lễ hội đầu xuân cần được thẳng thắn nhìn nhận và có giải pháp hiệu quả để điều chỉnh trong thời gian sớm nhất.

 

 

                                                                                                 P.V

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục