(HBĐT) - Nếu không được cụ Phạm Tiến Thi, chủ tế đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa, Thanh Thuỷ, Phú Thọ) dẫn giải và nhất là được nhìn tận mắt, sờ tận tay những hiện vật linh thiêng trong truyền thuyết, tôi không tin đây là nơi sinh thành Đức thánh Tản Viên được coi là vị thần “Thượng đẳng tối linh” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt.

Đền Lăng Sương, nơi tôn thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn.

 

Vùng đất sinh thánh

 

Theo chỉ dẫn của anh bạn, từ TP Hoà Bình, chúng tôi đi dọc theo con sông Đà sang đất Thanh Thuỷ (Phú Thọ) tìm về vùng đất Lăng Sương thuộc xã Trung Nghĩa. Cách TP Hoà Bình (khoảng 35 km), đường lại dễ đi thế nên khi đến đền Lăng Sương vẫn còn khá sớm. Thật bất ngờ và may mắn khi vừa đến nơi, người đầu tiên chúng tôi gặp đó là cụ thủ từ Giang Đình Quý và cụ Phạm Tiến Thi, chủ tế đền Lăng Sương. May mắn bởi đây chính là 2 “pho sử sống” của vùng đất sinh thánh này. Để khách tự do đi thăm quan một lượt, cụ Giang Đình Quý mới bảo: Thôn Lăng Sương chúng tôi tự hào là quê hương của Quốc mẫu âu Cơ. Đây cũng chính là nơi đã sinh ra Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) - người đứng đầu “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt - ngài cũng là con rể tài ba của Vua Hùng thứ 18.

 

Lần giở cuốn ngọc phả đã ố màu thời gian, cụ Giang Đình Quý chậm rãi kể: Tương truyền, động Lăng Sương xưa không chỉ là nơi sinh ra Tản Viên Sơn Thánh mà đây cũng chính là nơi sinh của Quốc mẫu âu Cơ. Vùng đất này cũng là nơi Lạc Long Quân gặp âu Cơ rồi nên vợ, thành chồng sinh bọc trăm trứng - nở trăm con - là nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.

 

Còn theo cụ Phạm Tiến Thi, chủ tế đền Lăng Sương. Đền Lăng Sương tôn thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn. Cùng với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, đền còn tôn thờ công chúa Ngọc Hoa, thờ 2 vị Cao Sơn, Quý Minh, thờ phụ thân, phụ mẫu - người có công sinh thành Đức Thánh Tản, dưỡng mẫu - người đã nuôi dưỡng Đức Thánh Tản. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây đã hòa cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu chung của người Việt như Mẹ âu Cơ, mẹ đất, mẹ nước... đã làm nên bản sắc văn hóa tâm linh của người Việt. Hàng năm, đền 2 lần mở lễ hội vào các ngày 25/10 âm lịch (là ngày giỗ Mẫu sinh ra Thánh Tản) và ngày 15 tháng giêng là ngày hạ sinh Đức Thánh. Lễ hội đền Lăng Sương từ lâu đã trở thành lễ hội nổi tiếng của vùng núi Tản, sông Đà. Ngoài phần lễ linh thiêng, phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian gần gũi với đời sống của đồng bào như ném còn, chọi gà, nấu cơm thi... Với ý nghĩa đặc biệt, ngày 12/7/2005, đền Lăng Sương được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Từ đó đến nay, đền được trùng tu, tôn tạo trên quy mô lớn. Đền chính gồm 3 gian đại bái và 3 gian hậu cung. Trong tòa đại bái có xây bệ thờ tượng Cao Sơn và Quý Minh là bộ tướng có công giúp Tản Viên dẹp giặc. Tòa hậu cung bài trí long ngai thờ Thánh Mẫu Đinh Thị Đen (mẹ của Tản Viên) và thờ đức Thánh Tản. Trong tòa hậu cung còn thờ Thánh phụ Tản Viên là ông Nguyễn Cao Hành, bà dưỡng mẫu (mẹ nuôi) là Ma Thị Cao Sơn và công chúa Ngọc Hoa (vợ Đức Thánh Tản Viên)...

 

Điểm tựa tâm linh

 

Khi đến thăm quan đền Lăng Sương với chúng tôi điều thú vị nhất đó là được ngồi nghe cụ Quý, cụ Thi kể về huyền tích hạ sinh Đức Thánh. Được nghe các cụ kể, có cảm giác huyền tích này nó thật, thật đến nỗi không ai nghĩ đó là những câu chuyện truyền thuyết từ xa xưa nhuốm màu hư ảo. Bởi ngoài những câu chuyện, huyền tích, ở đền Lăng Sương vẫn còn đó tảng đá quỳ hằn in dấu chân, tay và vết lõm đầu gối Thánh Mẫu  khi người hạ sinh Đức Thánh Tản Viên.

 

Theo cụ Giang Đình Quý, chuyện Thánh Mẫu chuyển dạ trong cơn đau vật vã, người quỳ chân, chống tay còn lưu dấu trên phiến đá. Ai cũng tin đó là truyền thuyết bởi trước đó cả trăm, cả nghìn đời, nào đã có ai được nhìn thấy hình thù viên đá nó như thế nào. Biết được điều đó là bởi trong ngọc phả của đền, huyền tích đó vẫn được ghi lại rõ nét. Vậy mà điều kỳ diệu đã xảy ra vào năm 2003, khi tham gia tết trồng cây tại khu đền Lăng Sương, người dân đã đào thấy một tảng đá xanh. Trên bề mặt tảng đá ấy có vết lõm hình đầu gối, vết 5 ngón tay và vết một bàn chân in hằn lên phiến đá giống như trong những câu chuyện truyền thuyết đã mô tả. Ngoài phiến đá, hiện nay, ở đền Lăng Sương vẫn có những di vật trong truyền thuyết hạ sinh Đức Thánh còn hiện hữu như hòn đá chèn bụng, âu tắm Thánh là chiếc chậu đá xanh hình vuông. Tương truyền đây chính là chậu Mẫu dùng để chứa nước tắm cho Đức Thánh thủa mới lọt lòng. Vẫn còn đó giếng Thiên Thanh từng được Mẫu lấy nước tắm rửa khi Đức Thánh mới chào đời từ thủa xa xăm ấy...

 

Tất cả những hiện vật đó, trải qua những thăng trầm bể dâu cho đến nay vẫn hiện hữu như một bảo tàng sống. Nó như khẳng định một điều chắc chắn rằng nơi đây, đích thực là vùng đất sinh Thánh... Theo cụ Giang Đình Quý và cụ Phạm Tiến Thi, về các ngôi đền thờ người ở huyện Thanh Thủy, có giá trị hơn cả đó là đền Lăng Sương (đền Mẫu). Ngoài kiến trúc độc đáo trên nền địa linh rộng lớn, từ ngàn xưa đền Lăng Sương đã trở thành điểm tựa về tâm linh cho người dân địa phương. Trong cuộc sống, những khi gặp khó khăn, tai ương như hạn hán kéo dài hay mưa nhiều gây ngập úng, nhân dân thường lên đền thắp hương cầu đảo và hầu như mọi lời thỉnh cầu đều được linh ứng...

 

 

                                                                    Mạnh Hùng

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục