(HBĐT) - 23 nghệ sỹ, diễn viên đã được ra biển đảo, đem lời ca, tiếng hát đến với những người lính đang ngày đêm canh giữ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là niềm vinh dự lớn đối với nghệ sỹ, diễn viên Đoàn nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình (NTDGCDT).


Cán bộ, chiến sỹ hải quân và các nghệ sỹ, diễn viên của các đoàn nghệ thuật cùng hát vang bài ca Kết đoàn ở nơi tiền tiêu của Tổ quốc.

 

Đến nơi đầu sóng, ngọn gió với những người lính đảo kiên trung, mỗi nghệ sỹ, diễn viên đong đầy thêm cảm xúc để cống hiến cho nghệ thuật. Cảm xúc ấy được giữ gìn vẹn nguyên trong tâm hồn người nghệ sỹ và sẽ được bật tung trong chương trình giao lưu nghệ thuật (trong khuôn khổ lễ ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền về biển đảo giữa Tỉnh ủy Hòa Bình với Đảng ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam) sắp tới - nghệ sỹ Bạch Công Thị, Trưởng Đoàn NTDGCDT tỉnh Hòa Bình chia sẻ.

Thật vậy! Vừa bước chân vào trụ sở Đoàn NTDGCDT tỉnh, tôi đã nghe giọng ca trầm ấm ngân cao "Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình/ Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá/ Tiếng Tổ quốc vọng về nơi biển cả/ Nơi bão tố dồn dập chăng lưới bủa vây…”. Trò chuyện với trưởng đoàn được biết: Các diễn viên đang nỗ lực tập luyện để biểu diễn chào mừng trong lễ ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền về biển đảo. Vì là chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm chính trị nên công tác chuẩn khá công phu với những màn hát - múa ca ngợi quê hương, đất nước biển đảo. Mở đầu chương trình nghệ thuật sẽ là màn hát múa: "Biển - Tổ quốc tôi”, tiếp đó là những bài ca, điệu múa "Đóa san hô trong Lăng Bác”, "Làng Mường”, múa "Hoa Biển”, "Lời sóng hát”, "Trường Sa lũy thép nơi đầu sóng”. Riêng màn hát múa với nhạc phẩm "Tổ quốc gọi tên mình” hội tụ đông đảo diễn viên của Đoàn NTDGCDT tỉnh Hòa Bình và Đoàn Văn công Hải quân cùng biểu diễn.

Cùng nghe, xem các diễn viên tập luyện, Trưởng đoàn Bạch Công Thị kể lại cho tôi nghe những kỷ niệm về chuyến lưu diễn của Đoàn tại huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cách đây hơn 2 năm (tháng 5/2016). Đến với Trường Sa, mỗi thành viên của đoàn đều cảm nhận được vinh dự lớn lao của mình. Bởi vậy, mỗi người đều tự sắp xếp thời gian để tranh thủ tập luyện, mong muốn mang lời ca, tiếng hát được thể hiện tốt nhất đến với cán bộ, chiến sỹ nơi tiền tiêu của Tổ quốc.

Không thể tả hết tình cảm của những nghệ sỹ, diễn viên nói riêng, của 196 thành viên đoàn công tác nói chung dành cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo, nhà giàn và ngược lại. Thế nên mặc dù say sóng, say gió và lả đi vì nắng nhưng khi đặt chân lên đảo, các thành viên trong đoàn lại bắt nhịp ngay với các phần việc; thăm hỏi, tặng quà và giao lưu văn nghệ. Dù ở đảo lớn hay đảo nhỏ thì cán bộ, chiến sỹ nơi đây đều có chung niềm khát khao được gặp gỡ, giao lưu với những người đến từ đất liền. Bởi vậy, các nghệ sỹ, diễn viên luôn "cháy” hết mình khi biểu diễn ngay cả khi khán giả chỉ là 2 người lính đảo. ít khán giả không phải vì cán bộ, chiến sỹ không muốn nghe, không muốn xem mà do đảo nhỏ chỉ có hơn chục cán bộ, chiến sỹ. Khi đoàn công tác từ đất liền đến, họ phải phân công nhau các phần việc: tiếp đón đoàn, tiếp nhận quà tặng, cung cấp thông tin tình hình biển đảo… Vì thời gian eo hẹp nên ai được phân công làm nhiệm vụ gì thì phải bám sát nhiệm vụ ấy và thực hiện cho tốt, nên có khi chương trình văn nghệ hàng chục người biểu diễn nhưng chỉ có 2 chiến sỹ được ngồi nghe.

"Được hát dưới hàng cây bàng vuông, cây phong ba, trong tiếng sóng biển rì rào, trong tình cảm đầm ấm giữa đất liền và hải đảo, mỗi thành viên trong đoàn ai cũng trào dâng niềm xúc động. Chúng tôi đã cháy hết mình để gửi tình cảm vào lời ca, tiếng hát tặng cán bộ, chiến sĩ, những người không quản ngại gian nan, thậm chí chấp nhận hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc” - diễn viên Ngân Thị Thúy, Đoàn NTDGCDT tỉnh Hòa Bình chia sẻ như vậy sau 2 lần được tới Trường Sa biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sỹ nơi đảo xa.

Còn với nghệ sỹ Bạch Công Thị, Trưởng Đoàn NTDGCDT tỉnh: Dù đã đi muôn nơi, nhưng chuyến lưu diễn ở quần đảo Trường Sa là chuyển đi đáng nhớ nhất. Từ đây, anh chắt lọc cảm xúc, ấp ủ ý tưởng để sáng tác những tác phẩm hay về biển đảo với suy nghĩ đem lời ca, tiếng hát sưởi ấm trái tim những người lính đảo.

 

Lam Nguyệt

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục