(HBĐT) - Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc được cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Sơn quan tâm thực hiện. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành 9 nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó có 2 nghị quyết về lĩnh vực văn hoá, gồm: Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 26/7/2021 về phát triển du lịch; Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 22/12/2021 về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường trên địa bàn.


Các nghệ nhân đến từ câu lạc bộ hát thường rang, bộ mẹng xã Ngọc Sơn và xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) hát giao lưu.

Với dân số trên 1,4 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người dân trong huyện có đời sống văn hoá đa dạng, bản sắc. Toàn huyện lưu giữ gần 18.000 nhà sàn Mường, duy trì 58 câu lạc bộ (CLB) thể dục thể thao, 252 đội văn nghệ xóm, phố, 1 CLB mo Mường cấp huyện, 7 CLB hát thường rang, bộ mẹng cấp xã, 3 CLB thơ ca, 189/252 xóm, phố đã xây dựng hương ước, quy ước. Theo đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin huyện, bên cạnh thuận lợi thì công tác bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống còn một số khó khăn nhất định như địa bàn rộng; số nghệ nhân và những người am hiểu về văn hoá truyền thống không nhiều; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể còn hạn chế.

Thực hiện Luật Di sản văn hoá, UBND huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo tiến hành kiểm kê đưa vào danh mục 196 điểm di tích, danh thắng, trong đó 75 điểm di tích, danh thắng được UBND tỉnh đưa vào danh mục quản lý. Hiện có 16 di tích, danh thắng được các cấp xếp hạng. Đây là tiềm năng cho phát triển ngành văn hoá, du lịch và phát triển KT-XH của huyện. Đáng chú ý, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đã được các ngành, địa phương tu bổ, tôn tạo đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần cho người dân, tiêu biểu là di tích đình Cổi - xã Vũ Bình, đình Khói – xã Ân Nghĩa, đình Khênh - xã Văn Sơn, di tích lịch sử cách mạng Tây Tiến – xã Thượng Cốc.

Bên cạnh đó, huyện tiến hành kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể, bao gồm tiếng nói, chữ viết, trang phục, mo Mường, chiêng Mường, hát dân ca Mường… Các lễ hội truyền thống được khôi phục và duy trì tổ chức tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, gồm: lễ hội đu Vôi, lễ hội đền Thượng, lễ hội đền Trường Khạ ở thị trấn Vụ Bản; lễ hội đình Khói ở xã Ân Nghĩa; lễ hội đình Băng ở xã Ngọc Lâu; lễ hội đình Khênh ở xã Văn Sơn; lễ hội hang Khụ Dúng ở xã Nhân Nghĩa; lễ hội đình Cổi ở xã Vũ Bình; lễ hội xuống đồng ở xã Yên Phú.

Đến nay, toàn huyện có 8 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng, trong đó có 1 Nghệ nhân Nhân dân, 7 Nghệ nhân Ưu tú. Những người nắm giữ di sản được quan tâm động viên, khích lệ kịp thời. Mới đây, Huyện uỷ đã tổ chức gặp mặt các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, sưu tầm, sáng tác, thực hành có nhiều cống hiến cho công tác bảo tồn văn hoá truyền thống trên địa bàn huyện nhân dịp xuân Quý Mão 2023. Huyện cũng có chính sách cho những người đi nghiên cứu, phục dựng và truyền dạy di sản cho các thế hệ; tạo điều kiện giúp các nghệ nhân tham gia trình diễn, gắn kết việc bảo tồn các di sản với hoạt động du lịch.

Để tăng cường bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc trong thời gian tới, huyện Lạc Sơn tập trung tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, nhất là mo Mường, hát thường rang, bộ mẹng; mở các lớp truyền dạy di sản văn hoá; đưa hát thường rang, bộ mẹng vào trường học trong chương trình "Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thông qua các hoạt động bộ môn âm nhạc, lồng ghép trong giờ học tự chọn, sinh hoạt tập thể hoặc ngoại khoá; tổ chức liên hoan, giao lưu, hội thi, hội diễn; các xã, thị trấn vận động thành lập các CLB…

Bùi Minh


Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục