(HBĐT) - Được đầu tư tôn tạo và hoàn thành giai đoạn I vào cuối năm 2022, di tích Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hoà tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn là nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lương Sơn, đồng thời có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”. Đến nay, di tích đón nhiều đoàn khách là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tỉnh, thành phố và người dân đến tham quan, tìm hiểu.


 


Du khách khám phá hang Chổ - di tích khảo cổ cấp quốc gia nằm ở dãy núi Sáng, xã Cao Sơn (Lương Sơn).

 
Đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Huyện xác định di sản văn hoá (DSVH) là tài sản quý giá của cộng đồng, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đáp ứng nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân và góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Di tích Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hoà là một trong những công trình tiêu biểu được đầu tư tôn tạo trong những năm gần đây nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Theo thống kê, toàn huyện có 45 di tích, bao gồm 9 di tích thắng cảnh, 2 di tích lịch sử cách mạng, 30 di tích lịch sử văn hoá, 5 di tích khảo cổ. Hiện có 16 di tích xếp hạng, trong đó 8 di tích cấp quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh. Từ năm 2018 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, một số di tích đã được trùng tu, tôn tạo, như: đình Quèn Thị - xã Cao Dương hoàn thành năm 2019 từ nguồn kinh phí của nhân dân đóng góp và cá nhân sư thầy Thích Đạo Thịnh ủng hộ; đình Hàng Xã, xã Cao Thắng (cũ) hoàn thành năm 2018 từ nguồn kinh phí của nhân dân đóng góp. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản có những chuyển biến, bước đầu khai thác các giá trị DSVH phục vụ du lịch, có tác dụng giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương.

Bên cạnh đó, hoạt động truyền dạy và phát huy DSVH phi vật thể được đẩy mạnh thông qua mở các lớp tập huấn, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ năng trình tấu chiêng Mường; 1 lớp tập huấn phổ biến, hướng dẫn các làn điệu dân ca, điệu múa dân tộc Mường; xây dựng Kế hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH phi vật thể Mo Mường, trang phục dân tộc Mường, tiếng nói, chữ viết Mường… Thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân”, "Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực DSVH phi vật thể, huyện lập hồ sơ đề nghị cho bà Nguyễn Thị Hình, xã Lâm Sơn được Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực chiêng Mường, mo Mường.

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, công tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn, phát huy các DSVH được cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được đông đảo người dân ủng hộ. Các lễ hội trên địa bàn tổ chức đúng quy định, nghi thức trong lễ hội diễn ra trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục địa phương. Phần hội phong phú, hấp dẫn tạo sức lan toả, lôi cuốn, thu hút đông đảo sự tham gia của người dân. Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, duy trì 146 đội văn nghệ với hơn 2.100 thành viên. Kết quả trên đóng góp quan trọng vào xây dựng và phát triển văn hoá địa phương, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.

Để tăng cường bảo tồn và phát huy các DSVH, huyện Lương Sơn đang tích cực triển khai các giải pháp huy động sức mạnh của toàn xã hội trong trùng tu, tu bổ, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị của di tích. Gắn bảo tồn giá trị các DSVH phi vật thể với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH, quảng bá giá trị nổi bật của các DSVH trên phương tiện tuyên truyền cổ động trực quan, truyền thông thu hút khách du lịch, nâng cao nhận thức, thái độ ứng xử văn hoá, văn minh cùng ý thức giữ gìn, bảo vệ DSVH của người dân và du khách. Huyện chủ động phối hợp với các cấp, ngành trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, thống kê số liệu chuyên ngành di sản. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm, góp phần phát huy hiệu quả giá trị lịch sử văn hoá của các di tích, lễ hội gắn với di tích. Đề cao trách nhiệm bảo vệ, khai thác giá trị các DSVH ở địa phương một cách bền vững.  

 Lạc Bình

Các tin khác


Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người cao tuổi

(HBĐT) - Cùng với xây dựng tổ chức hội vững mạnh, các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) quan tâm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ, hội viên. Qua đó giúp NCT sống vui, khỏe, hạnh phúc, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH.

Một bộ sách mang trong mình lịch sử

Đó là bộ sách ba tập "Thời gian và nhân chứng” (Hồi ký của các nhà báo) do GS Hà Minh Đức làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ hai, tháng 7/2023. Xuất bản lần đầu cách đây hơn 20 năm, nhưng ở lần tái bản này, Thời gian và nhân chứng tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Phong trào văn nghệ, thể thao góp phần nâng cao đời sống tinh thần

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh còn tích cực tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo cán bộ, nhân viên tham gia. Qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, hấp dẫn nhằm nâng cao sức khỏe, chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ y tế, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Huyện Mai Châu giữ gìn “hồn cốt” văn hóa Thái

(HBĐT) - Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, huyện Mai Châu có nhiều dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 60%. Cùng với niềm tự hào nghệ thuật xoè Thái trở thành di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, cộng đồng người Thái nơi đây cùng chung tay gìn giữ, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản.

Quản lý chặt chẽ việc phân phối những sản phẩm văn hóa xuyên biên giới

Tại họp báo thường kỳ tháng 8, chiều tối 8/8, đại diện các cục, vụ, đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông tin về các nội dung liên quan đến quản lý các sản phẩm thông qua nền tảng xuyên biên giới, cũng như việc xử lý các vi phạm trên môi trường mạng...

Lưu giữ, bảo tồn di sản sân khấu

Trong các ngành nghệ thuật biểu diễn, sân khấu là loại hình có lịch sử lâu đời nhất. Ngay từ thời nhà Đinh, nghệ thuật chèo, tuồng và xiếc đã hình thành và phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục