Trong quan niệm thẩm mỹ của người Mông, vẻ đẹp của người phụ nữ được phản ánh một phần qua trang phục. "Muốn biết người tốt xem gác bếp, muốn hay người đẹp xem áo quần”. Trên địa bàn huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò với dân số trên 6.000 người. Mặc dù xã hội có sự phát triển, giao lưu mạnh mẽ nhưng bản sắc văn hóa, nổi bật là văn hóa trang phục truyền thống của đồng bào vẫn được gìn giữ, phát huy giá trị.


Trang phục dân tộc Mông được người dân bản địa sử dụng thường xuyên, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của du lịch cộng đồng xã Pà Cò (Mai Châu). 

Là người dân bản địa, bên cạnh công việc của một giáo viên mầm non, chị Sùng Y Dớ ở xóm Chà Đáy, xã Pà Cò còn rất tâm huyết với việc bảo tồn văn hóa truyền thống, nhất là nghề dệt lanh, nhuộm vải, may, thêu trang phục. Chị cũng thể hiện tình yêu với bộ trang phục dân tộc qua thói quen sử dụng vào những buổi đến trường và trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Chị Dớ tâm sự: Từ bé tôi đã được bà, mẹ truyền dạy may vá, thêu thùa. Những bộ trang phục của phụ nữ Mông đổi bằng cả quá trình vất vả trồng lanh, se sợi, dệt vải, vẽ sáp ong và nhuộm chàm rồi may cắt, thêu hoa cho váy áo. Tất cả các công đoạn đều làm bằng tay. Để hoàn thiện mỗi bộ váy áo chị em phải cần mẫn nhiều tháng, vận dụng nhiều kỹ năng, kỹ xảo dệt, thêu, ghép để tạo hình, trang trí họa tiết, hoa văn trên sản phẩm. Chúng tôi luôn coi đó là của cải giá trị lớn và tự hào khi vận trang phục của dân tộc mình. 

Theo truyền thống, trang phục của nam giới người Mông làm từ vải lanh, màu chàm hoặc màu đen, tay áo dài, thân áo được may ngắn để hở phần bụng từ 8 - 10cm, quần may dáng rộng, ống xòe, ghép từ 4 mảnh vải to gọi là "trê tri” tạo thành phần thân ống quần, một mảnh vải vuông gọi là "tàu tri” làm đũng và một mảnh là cạp quần. Trên trang phục có dây buộc thắt lưng dùng để buộc trên phần cạp quần. Khi buộc để 2 đầu dây dài khoảng 30 cm ở giữa trước bụng. Về trang phục của phụ nữ Mông ở xã Hang Kia màu sắc chủ đạo là màu đỏ, còn màu sắc chủ đạo trên trang phục của phụ nữ Mông xã Pà Cò là màu xanh, trang trí trên nền vải lanh nhuộm chàm. Trang phục của phụ nữ Mông gồm váy, áo, yếm, xà cạp, thắt lưng. Váy có hình nón cụt, xếp nếp, xòe rộng. Đi cùng với váy, áo, đồng bào Mông còn sử dụng thêm đồ trang sức như khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn... làm bằng bạc hoặc một số hợp kim khác.

Những năm gần đây, nhờ phát huy tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, 2 xã Hang Kia, Pà Cò trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm tuyên truyền, vận động, duy trì tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để thu hút người dân cùng tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa, đồng thời gìn giữ trang phục dân tộc gắn với thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng. Ý thức được điều này, người dân sử dụng trang phục ngày càng phổ biến hơn, trở thành nếp trong mỗi gia đình. Nhiều phụ nữ Mông trong lao động sản xuất vẫn mặc váy áo truyền thống. Những dịp chợ phiên, ngày lễ, Tết bà con mặc bộ trang phục đẹp nhất đi chơi hội. Tại xã Pà Cò có 1 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống duy trì hoạt động, góp phần mang đến cho du khách những trải nghiệm về sự cầu kỳ, tinh xảo trong các công đoạn làm ra trang phục. Một điểm đến thú vị khác trên địa bàn xã là Mong Space, xóm Chà Đáy - nơi được xem là không gian văn hóa của người Mông trưng bày nhiều bộ trang phục truyền thống đã sử dụng hàng trăm năm nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp, giá trị văn hóa, lịch sử, từng bước đưa trang phục của đồng bào dân tộc Mông huyện Mai Châu trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.


Bùi Minh

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục