Hai thế hệ diễn viên trao đổi bên lề hội thảo (từ trái qua: diễn viên Hiền Mai, Thùy Vân, Thùy Liên).

Hai thế hệ diễn viên trao đổi bên lề hội thảo (từ trái qua: diễn viên Hiền Mai, Thùy Vân, Thùy Liên).

Vấn đề nâng cao chất lượng sáng tác điện ảnh luôn nhận được sự quan tâm của những người làm công tác điện ảnh. Với hai nội dung “khuyến khích sáng tác và trách nhiệm nghệ sĩ”, cuộc hội thảo do Hội điện ảnh VN tổ chức sáng 10-3 tại TPHCM đã thu hút nhiều nghệ sĩ, diễn viên tham gia...

Thiếu hơi thở cuộc sống

Là diễn viên có không ít vai diễn cả ở lĩnh vực điện ảnh lẫn truyền hình, bài tham luận “Điện ảnh là tấm gương phản chiếu cuộc sống” của Hiền Mai gây được sự chú ý: “Cuộc sống đôi khi cũng nghiệt ngã và tàn nhẫn như cuộc đời của người đàn bà đi mót từng hạt cà phê bỏ rơi để kiếm sống và bị kẻ giàu vô tư thả chó cắn chết. Đó là mảnh đất để người nghệ sĩ lao vào sáng tác, tạo nên những tác phẩm, kịch bản phim để đời. Người nghệ sĩ phải là người có trách nhiệm làm cho điện ảnh trở thành tấm gương phản chiếu cuộc sống một cách trung thực nhất, không e dè, không sợ hãi. Tuy nhiên, trung thực nhưng không trần trụi mà phải biết chọn lọc”.

Diễn viên Hạnh Thúy cũng trăn trở về ý thức của người nghệ sĩ với danh hiệu cao đẹp mà mình đang mang. Cô nói: “Điểm nhấn của các phim hiện nay không phải là cốt truyện mà là sự tung hứng của các diễn viên. Xem phim nào cũng thấy các nhân vật na ná nhau. Diễn viên có thể từ chối vai nhưng chúng tôi chỉ có thể từ chối vài ba phim chứ không thể từ chối tất cả vì chúng tôi còn phải sống”.

Bằng nhãn quan của một nhà báo, bà Ngô Ngọc Ngũ Long kêu gọi trách nhiệm của mỗi văn nghệ sĩ “trước các biểu hiện tiêu cực trong xã hội”. Theo bà Ngô Ngọc Ngũ Long, điện ảnh Trung Quốc có “Sự lựa chọn sinh tử”, Hàn Quốc có “Phía đông vườn địa đàng” nhưng dường như điện ảnh Việt Nam vẫn còn bỏ trống trận địa này…

Quá nhiều trăn trở với phim truyền hình

“Xuất hiện ồ ạt nhưng tiếp xúc với một số khán giả, họ phản ánh rằng các bộ phim truyền hình hiện nay vẫn xa lạ với cuộc sống. Khán giả VN đang khao khát những bộ phim hay, thèm coi những phim mà đến kết thúc phim vẫn cảm thấy tiếc nuối. Riêng chúng tôi thèm có một nền điện ảnh để có thể hãnh diện” - diễn viên Hạnh Thúy nói.

Là người gắn bó với việc sản xuất phim truyền hình nhiều năm qua, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Hãng phim TFS, nêu ra thực trạng: có khi cùng một kịch bản lại được bán cho hai đài khác nhau (chỉ sửa tên phim, tên nhân vật) và cả hai đài đều được đưa vào sản xuất! Rồi việc các đạo diễn cẩu thả dẫn đến việc xuất hiện quá nhiều chi tiết phi lý trên phim; nhiều nhà sản xuất chỉ có tiền mà không có nghề; đang phổ biến tình trạng nhà phát hành bất chấp chất lượng sản phẩm, tác phẩm nào làm ra cũng mua, cũng nghiệm thu…

Cũng bức xúc về chất lượng phim truyền hình nhưng nhà báo Tô Hoàng lại nghiêng về một góc nhìn khác: Đầu ra cho sinh viên khoa đạo diễn trường ĐH Sân khấu Điện ảnh. Ông thống kê: Mỗi năm trường đào tạo khoảng 50 sinh viên, tính ra trong vòng 5 năm trở lại đây có khoảng 200 sinh viên ra trường nhưng thực tế số đạo diễn trẻ được giao làm phim chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó nhân lực làm phim lại thiếu trầm trọng!

Vẫn nhiều kỳ vọng...

Theo đạo diễn Lê Cung Bắc, giải pháp cho hiện trạng đạo diễn trẻ mới ra trường không tìm được “đất dụng võ” là Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Điện ảnh TPHCM mỗi năm cần làm một số phim 1-2 tập và mời các đạo diễn trẻ mới ra trường thực hiện để họ có cơ hội “chào hàng” năng lực của mình.

Nhà báo Tô Hoàng cũng đề xuất: “Để giải quyết việc đào tạo và sử dụng sinh viên các trường nghệ thuật, nhà nước phải chấp nhận bỏ kinh phí đầu tư nuôi dưỡng, khai mạch để làm nảy nở những tài năng, diện mạo mới. Chương trình “Giờ vàng” dành cho phim truyền hình VN nên dành thời lượng cho những tìm tòi, khám phá của các đạo diễn trẻ”.

Để nâng cao chất lượng phim truyền hình, theo ông Việt Hùng, đòi hỏi thái độ và trách nhiệm của các nhà biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà phân phối. Mỗi người cần phải có tự trọng nghề nghiệp đối với sản phẩm mình làm ra.

“Nhà nước vẫn cần đầu tư cho điện ảnh. Bản thân ngành điện ảnh cũng phải tự hâm nóng mình. Giá như nhà nước đầu tư để cho đạo diễn, diễn viên ra nước ngoài học hành bài bản thì tương lai điện ảnh VN sẽ sáng sủa hơn” - NSND Thế Anh chuyển đến hội thảo một tâm sự như một sự kỳ vọng.

Ngày Điện ảnh năm nay (15-3-1953 - 15-3-2010) được tổ chức ở khắp các địa phương trong cả nước với những buổi chiếu phim miễn phí, tọa đàm, hội thảo, giao lưu với nghệ sĩ.

Tại TPHCM cũng sẽ diễn ra hoạt động chiếu phim miễn phí với những bộ phim tiêu biểu cho các thời kỳ điện ảnh Việt Nam tại các rạp Thăng Long, Fafilm cinema, Cinebox, Tân Sơn Nhất trong 3 ngày 13, 14, 15-3. Đỉnh cao của đợt hoạt động này là lễ trao giải Cánh diều của Hội điện ảnh sẽ diễn ra vào tối 15-3 tại Hà Nội…

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục