Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thôn Cóc Lẫm được cải thiện.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thôn Cóc Lẫm được cải thiện.

(HBĐT) - Thôn Cóc Lẫm là một trong 6 KDC của xã Kim Truy, huyện Kim Bôi, nơi có dân cư tập trung đông nhất xã với 381 hộ, gần 2.000 nhân khẩu. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, nhân dân các dân tộc trong thôn đã tập trung phát triển kinh tế, năng động trong xoá đói, giảm nghèo, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

Ông Bùi Văn Thận, trưởng thôn Cóc Lẫm cho biết: Bà con trong thôn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa 90% giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, cho năng suất bình quân 58 tạ/ha/vụ. Nhiều hộ đã chủ động nhận đất rừng trồng cây nguyên liệu, giữ rừng tái sinh, bảo vệ rừng đầu nguồn, riêng năm 2009, bà con trong thôn đã trồng mới được 78 ha keo lai. Công tác chăn nuôi được chú trọng, trong đó đã xuất hiện một số mô hình có hiệu quả. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của thôn là 735 con, đàn lợn 1.120 con và 25.000 con gia cầm các loại. Với nhiều nỗ lực, thôn đạt bình quân lương thực đầu người 450 kg/người/năm, bình quân thu nhập đầu người đạt gần 6 triệu đồng/người/năm, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn 12%.

 

Phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, giữ gìn kỷ cương, các nhiệm vụ quan trọng của thôn đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của người dân, tạo sự đồng thuận cao giữa “lòng dân, ý Đảng” như việc quy hoạch và đưa giống mới vào sản xuất, bàn về các khoản đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở, đóng góp các quỹ theo kế hoạch phân bổ và quỹ của KDC... Bên cạnh đó, thôn còn thành lập được 1 nhóm tuyên truyền gồm 12 thành viên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phát luật cho cán bộ và bà con ở KDC. Các nghị quyết liên tịch về bảo vệ ANTQ, phòng chống các loại tội phạm được thực hiện nghiêm túc, lồng ghép với các quy ước, hương ước xóm làng. Đặc biệt, thôn không có tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Các vụ mâu mắc trong nội bộ nhân dân được hoà giải tại chỗ, không có vụ việc phải chuyển lên cấp trên giải quyết. Việc cưới, việc tang, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng đều được nhân dân thực hiện theo nếp sống văn hoá mới.

 

KDC có 3 đội văn nghệ quần chúng, 2 câu lạc bộ của các đoàn thể thường xuyên giao lưu, sinh hoạt. Bà Bùi Thị Thiên, 56 tuổi, là một trong những hạt nhân văn nghệ của thôn tự hào: Đội văn nghệ của chúng tôi thường xuyên luyện tập, biểu diễn không chỉ phục vụ  bà con trong thôn mà không ít “cây” văn nghệ góp mặt tại các hội diễn cấp huyện. Hoạt động văm hoá, văn nghệ đã góp phần củng cố tình làng nghĩa xóm, thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn. Sự nghiệp y tế, văn hoá xã hội của thôn cũng có nhiều khởi sắc. 100% con em được đến trường đúng độ tuổi, không có học sinh bỏ học, thôn có 3 con em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, 6 em thi đỗ vào các trườg cao đẳng, đại học. Phong trào rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại phát triển sâu rộng trong các cụm dân cư với có 3 đội bóng chuyền, 1 đội bóng đá, 194 hộ gia đình thể thao. Cùng với đó, công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng luôn được quan tâm, 100% trẻ em trong độ tuổi của thôn được tiêm chủng, phòng bệnh. Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp, giao thông đi lại được tu sửa thường xuyên.

 

Hưởng ứng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC, 75% hộ gia đình thôn Cóc Lẫm được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá - 75%, thôn được công nhận KDC tiến tiến. Đời sống bà con trong thôn ổn định, 224 hộ có xe máy, 309 hộ có nhà xây kiên cố, có 3 ô tô, 8 cụm xay sát chế biến nông sản, 7 máy làm đất, 100% hộ được dùng điện và có phương tiện nghe nhìn.

 

                                                                                       Bùi Minh   

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục