Văn học đang ở thời phải đợi - đợi sự phát triển - nếu có - của tiểu thuyết, đợi những tác phẩm đang ra đời nhỏ giọt hằng năm và đợi cả người viết trẻ đến lúc đủ tâm, đủ tầm và chịu dấn thân cống hiến cho văn học của họ

Nói theo ý kiến bức xúc của một nhà văn thì đã đến lúc chúng ta nên tiến hành một cuộc “lột xác” trên mọi phương diện, nếu không làm được như vậy thì tình trạng tiểu thuyết làng nhàng “cũ không ra cũ, mới cũng chẳng ra mới” còn tiếp tục kéo dài.

 
Chỉ còn trong hoài niệm
 
Đời sống văn chương không còn sôi động, nhà văn lão thành không còn mặn mà với  tiểu thuyết, các cây bút trẻ cũng nêu lý do họ phải làm nghề khác để sống nên không thể toàn tâm toàn ý với văn chương. Và điều tất yếu là văn học khó có thể trở lại dòng chảy mạnh mẽ với những tiếng vang như những thập niên trước.
 
Cho đến thời điểm này, văn học đang trở lại “thời xa vắng” khi cả “nhà văn già” lẫn “nhà văn trẻ” đều không có dấu hiệu nào cho một “bước chuyển mình”, nếu không nói là “văn già” đang có dấu hiệu dừng lại hẳn.
 
Nói như nhà văn Nguyên Ngọc, “thế hệ chúng tôi không còn đủ sức để viết nữa, giờ là vai trò của những ngòi bút trẻ”.
 
Thật vậy, nhà văn thế hệ trước đã “lùi về tuyến sau”, nếu có xuất hiện trở lại cũng chỉ trong những vai trò khác: Nhà biên kịch.
 
 



Bao giờ văn học VN có những cuốn tiểu thuyết giá trị như vậy?
 
Ở một góc độ khác, có thể thấy rằng tác phẩm của nhà văn thế hệ trước trong thời đại này cũng chưa thể thu hút được độc giả thời nay.
 
Một nhà văn trẻ nêu ý kiến: “Cách kể chuyện theo kiểu cũ và những “chuyện thời quá vãng” được các cây bút “lão thành” khai thác không hợp với độc giả trẻ hôm nay. Mà nếu khai thác về đời sống trẻ hôm nay thì các nhà văn thế hệ trước cũng khó lòng làm được”. Thất bại của cuốn Gạ tình lấy điểm của tác giả Tướng về hưu – nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - có thể là một minh chứng cho nhận định này.
 
Nhà văn Dương Thụy nhìn nhận: “Mỗi thời mỗi suy nghĩ, mỗi bối cảnh, mỗi cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Độc giả thời nào thì đọc tác phẩm của thời đó, độc giả tuổi trung niên chọn đọc tác phẩm của nhà văn trung niên, độc giả tuổi mới lớn chọn đọc tác phẩm của nhà văn chuyên viết cho tuổi mới lớn.
 
Chúng ta không bao giờ nên áp đặt người viết phải thế này phải thế kia. Tiểu thuyết là một món ăn mà độc giả có toàn quyền chọn lựa và dĩ nhiên nhà văn cũng có toàn quyền viết cuốn sách của mình theo ý riêng”. Khi “nhà văn già buông bút” mà thế hệ kế cận không đủ sức tiếp nối thì văn học sẽ có một khoảng trống lớn.
 
Vòng xoáy “cơm áo gạo tiền”?
 
Nhà văn trẻ thử sức ở lĩnh vực tiểu thuyết có thể kể đến những tên tuổi: Vũ Đình Giang, Phan Hồn Nhiên, Dương Thụy, Nguyễn Đình Tú, Tiến Đạt, Thủy  Anna... nhưng người viết nào cũng có một công việc chính để kiếm sống hơn là nghề cầm bút.
 
Một nhà văn trẻ từng có nhiều tác phẩm được độc giả yêu thích cũng tuyên bố “giải nghệ”, không viết văn vì “cơm áo không đùa với khách thơ”.
 
Sự thật là vậy. Một nhà văn trẻ khác cũng cho biết rằng chị âm thầm viết sách hơn một năm, tác phẩm ra đời được độc giả ít nhiều quan tâm nhưng tiền nhuận bút mà cuốn sách mang lại cũng chỉ gần bằng một tháng lương làm việc hiện tại của chị.
 
Nhà văn Lê Văn Thảo nói khi nhuận bút không đủ sống thì không thể buộc nhà văn phải đầu tư thời gian 2, 3 năm cho một cuốn tiểu thuyết, vẫn phải chấp nhận xem việc viết như là một nghề tay trái. Đó cũng là lý do mà nhiều cây bút chọn viết tản văn, truyện ngắn...
 
Nhưng theo nhà văn Cao Duy Sơn, áp văn chương vào miếng cơm manh áo chỉ là một cách nói vui hoặc biện minh cho những  tác phẩm thường thường ra đời của họ. “Có cả núi tiền cũng không tạo ra được tác phẩm có hồn nếu không thật sự toàn tâm toàn ý làm việc cống hiến cho văn học. Nếu không nắm bắt được hơi thở thời đại, tiểu thuyết sẽ khó theo kịp bước chuyển mình của cuộc sống hôm nay”.
 
Chờ đến bao giờ?
 

Nhà văn Cao Duy Sơn: “Có cả núi tiền cũng không tạo ra được tác phẩm có hồn nếu không thật sự toàn tâm toàn ý làm việc cống hiến cho văn học. Nếu không nắm bắt được hơi thở thời đại, tiểu thuyết sẽ khó theo kịp bước chuyển mình của cuộc sống hôm nay”.

Nhà văn Tiến Đạt nói viết tiểu thuyết, đối với nhà văn trẻ, còn là dịp để họ kiểm chứng sự trải nghiệm, tư duy và năng lực sáng tạo nhưng đó là điều không dễ dàng chút nào.
 
“Mỗi thời, tùy vào hoàn cảnh lịch sử sẽ sản sinh ra thế hệ nhà văn không giống nhau, điều này sẽ tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nền văn học. Nhưng để đi được con đường dài, không những phải có đam mê, nội lực mà còn cần phải có bản lĩnh và... sức khỏe tốt để vượt qua được những khó khăn” – tác giả của Thể xác lưu lạc chia sẻ.
 
Nhiều người viết trẻ cực lực phản đối chuyện tiểu thuyết đang chết mòn, chỉ cho rằng dòng trôi chậm và tiểu thuyết vẫn đang chờ ngày “phục sinh” còn đó là ngày nào thì vẫn phải đợi. “Đừng buộc người trẻ phải có tiểu thuyết mà phải đợi cho đến khi họ cần có đủ vốn sống  và sự trải nghiệm cần thiết. Tiểu thuyết cũng giống như một đồ thị lên xuống vậy” – một nhà văn trẻ bày tỏ.
 
Nhà văn Lê Văn Thảo cũng nói rằng muốn văn học phát triển cũng cần phải chờ thời gian. Nhà văn Cao Duy Sơn cũng có góc nhìn lạc quan: “Nếu hôm nay chưa có, biết đâu ngày nào đó sẽ xuất hiện những tài năng xuất chúng, với những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ đợi”.
 
Nhà văn quân đội Nguyễn Đình Tú chia sẻ góc nhìn: “Các nhà văn hiện nay viết trong tình trạng đa cực về quan niệm thẩm mỹ. Cái gọi là “dấu ấn” của tiểu thuyết hôm qua khác với “dấu ấn” của tiểu thuyết hôm nay. Cái hôm qua toàn dân đọc hôm nay chưa hẳn đã còn giá trị. Cái còn e dè hôm nay có thể sẽ lại có giá trị phổ quát ở ngày mai”.
 
Và như thế chung quy lại cũng có nghĩa là văn học đang ở thời phải đợi – đợi sự phát triển  – nếu có -  của tiểu thuyết, đợi những tác phẩm đang ra đời nhỏ giọt hằng năm và đợi cả người viết trẻ đến lúc đủ tâm, đủ tầm và chịu dấn thân cống hiến cho văn học của họ.
 
                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục