Ta có thể làm cho chương trình sống động, hiện đại, gần gũi với lớp trẻ mà vẫn có tác dụng giáo dục lòng tự hào, hiểu biết lịch sử đất nước, trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống...

Ta có thể làm cho chương trình sống động, hiện đại, gần gũi với lớp trẻ mà vẫn có tác dụng giáo dục lòng tự hào, hiểu biết lịch sử đất nước, trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống...

Chương trình nghệ thuật “Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh” sẽ được tổ chức vào 03/10/2010, là một trong những sự kiện nổi bật của Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Chương trình mang một ý nghĩa lớn lao về đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện khí phách quật cường và sức vươn lên của Hà Nội nghìn năm tuổi - Thủ đô anh hùng - Thành phố vì hòa bình. VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Bình, Tổng giám đốc công ty cổ phần quốc tế IMC Việt Nam – đơn vị tổ chức chương trình trong buổi họp báo sáng nay (19/8).

Chương trình “Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh” là một trong những điểm nhấn nghệ thuật của 10 ngày Đại lễ. Xin ông cho biết những nét chính về chương trình này?.

- Chương trình là một bản hùng ca tái hiện những biến cố lịch sử hùng vĩ diễn ra tại Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đây là sự kiện vượt lên một chương trình nghệ thuật đơn thuần, tái hiện lịch sử bằng ngôn ngữ nghệ thuật như nghệ thuật sắp đặt, hiệu ứng âm thanh ánh sáng công nghệ cao…

Đêm nghệ thuật sẽ được chia làm 4 chương, bao gồm: chương I: Cuộc chuyển mình trong giông bão, chương II: Thủ đô của nhà nước công – nông, chương III: Thành phố anh hùng – bản hùng ca mùa đông 1946, chương IV: Thành phố vì hòa bình và khát vọng tương lai.

Ông có thể bật mí những nét đặc sắc của đêm nghệ thuật này?

- Ngoài những diễn biến lịch sử như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, vụ đầu độc Hà thành, Nhật đảo chính Pháp (3/1945)… thì chương trình còn nhấn mạnh những chi tiết như diễn tả nhạc sĩ Văn Cao viết Tiến quân ca trong ánh đèn leo lét. Nhạc sĩ viết Quốc ca trong tiếng cuồn cuộn của giông bão. Đó là thời khắc thiêng liêng của lịch sử để cho ra đời Quốc ca Việt Nam.

Ngoài ra, hiệu ứng ánh sáng laser để diễn tả dòng sông Hồng bao quanh Hà Nội, dự kiến sân khấu sẽ được biến hóa, khi là mặt bằng phục vụ những tiết mục ca múa nhạc, khi thì biến thành những giao thông hào, hoặc những lô cốt chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” những ngày tháng  Chạp năm 1946.

Về nội dung kịch bản có những điểm khác nào so với kịch bản của ngày khai mạc và bế mạc Đại lễ, thưa ông?

- Công chúng đang chú ý tới ngày mùng 1/10 (khai mạc Đại lễ) và mùng 10/10 (bế mạc), nhưng chúng tôi hy vọng đêm nghệ thuật này sẽ nhấn mạnh vào thời đại chúng ta đang sống.

Thời đại Hồ Chí Minh tái hiện vài ba phút trong lễ khai mạc và bế mạc Đại lễ nhưng chương trình này sẽ đặc tả quá trình lịch sử hơn một thế kỷ từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20. Đó là điểm khác biệt của đêm nghệ thuật.

Chương trình “Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh”  muốn gửi gắm thông điệp gì, thưa ông?

- Thăng Long – Hà Nội trải qua 1000 năm, nhưng để có được cuộc sống hòa bình hôm nay là nhờ thành quả đấu tranh của thời đại Hồ Chí Minh. Đó là thông điệp chính của chương trình.

Ban tổ chức có lo ngại chương trình này sẽ bị “ngập" trong hàng loạt chương trình phục vụ Đại lễ diễn ra suốt 10 ngày không?

- Chương trình này có lợi thế là tái hiện lịch sử một thời kỳ mà hàng triệu người đã trải qua và những cựu chiến binh, văn nghệ sĩ từng phục vụ trong chiến trường sẽ đóng góp một phần công sức để làm nên chương trình này. Vì thế, ban tổ chức rất tin tưởng chương trình sẽ là một điểm nhấn, tô thêm sắc hồng cho thủ đô ngàn năm tuổi.

                                                                                        Theo Vnn

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục