Đầu tháng 10 này, với sự tài trợ của tổ chức PEPFA (Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam), một chương trình sân khấu hình thể mới giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng đã được ra mắt công chúng với tên gọi Đừng đợi đến ngày mai theo ý tưởng và sự dàn dựng của đạo diễn NSND Lê Hùng cùng trợ lý đạo diễn Nghệ sĩ Như Lai. Bên cạnh đó Nhà hát cũng công diễn vở hài kịch Đàn ông cũng khóc kỷ niệm “Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10”.

Trong hai năm 2008 và 2009, Đoàn kịch Hình thể của Nhà hát Tuổi trẻ đã tổ chức thành công và đưa các vở diễn Stereo man, Stereo man và Nơi đến của những mảnh đời đi lưu diễn phục vụ miễn phí cho sinh viên hàng chục trường đại học trên cả nước với sự tài trợ của tổ chức PETA của Philippines, Quỹ Ford và Tổ chức PEPFA của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Tiếp nối thành công này, Nhà hát tiếp tục dàn dựng chương trình Đừng đợi đến ngày mai. Chương trình nhằm mục đích chủ động đưa nghệ thuật đến với cộng đồng và xã hội, tham gia thực hiện phòng chống và giảm sự kỳ thị của những người sống chung với HIV và AIDS qua ba tiểu phẩm: Con muốn đến trường, Giấc mơ hạnh phúc và Chuyến xe cùng cảnh ngộ.

Tiểu phẩm Con muốn đến trường kể về câu chuyện một bé gái bị nhiễm HIV từ cha mẹ mình với nỗi bất hạnh chính từ sự kỳ thị, xa lánh của người lớn. Tác phẩm mang đến cho người xem những khoảnh khắc xúc động mà qua đó họ có cơ hội nhìn lại chính mình, tự quyết định thái độ ứng xử một cách tích cực để góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người kém may mắn, luôn có khát vọng hòa nhập cộng đồng và đóng góp cho xã hội chống lại căn bệnh của thế kỷ. Trong khi đó, Chuyến xe cùng cảnh ngộ nhẹ nhàng hơn với những nét hài kịch và có sự gần gũi với đời thường. Tiểu phẩm bắt đầu từ sự gặp gỡ tình cờ giữa một người lái xe ôm và người khách lỡ độ đường. Họ đã trải qua những giây phút khó khăn, giằng xé, kể cả việc suýt nữa ra tay làm hại nhau để cuối cùng bất ngờ hiểu ra rằng: cả hai đều là những người cùng cảnh ngộ đang mang trong mình vi-rút HIV, khiến người thân bị lây nhiễm.

Chương trình nghệ thuật tương tác Đừng đợi đến ngày mai được  khép lại với tiểu phẩm độc diễn lãng mạn, đầy chất trữ tình có tên gọi Giấc mơ hạnh phúc với bao cảm xúc, nỗi khát khao về tình yêu và hy vọng. Thông điệp của chương trình nghệ thuật như muốn gửi đến cho mọi người là sự quan tâm chủ động giúp đỡ mọi số phận thiệt thòi trong cộng đồng. Hãy đừng đợi đến ngày mai để sống tốt hơn, để thay đổi những gì là thành kiến. Xã hội và cộng đồng hoàn toàn có thể bắt đầu từ hôm nay với trách nhiệm của mình để giúp đỡ trao tặng những điều tốt đẹp nhất cho những người có nhiều thiệt thòi và bất hạnh.

Cùng với chương  trình Đừng đợi đến ngày mai, đầu tháng 10 này, Nhà hát Tuổi trẻ cũng ra mắt vở hài kịch mới Đàn ông cũng khóc của tác giả Lê Chí Trung- Tuấn Hải, chào mừng Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20-10.

Dựa trên một giả thuyết “viễn tưởng”, một ngày nọ, có nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ khiến toàn dân trong thành phố kia bị nhiễm xạ nguyên tử. Đó chính là nguyên nhân thay đổi giới tính và thay đổi cả chức năng làm mẹ, việc sinh nở chuyển sang cho đàn ông và bi kịch cho các “chàng A-đam” bắt đầu. “Thiên chức” thay đổi cũng là lúc những người đàn ông mới hiểu thế nào là “mang nặng đẻ đau”, mới hiểu công việc nội trợ, nuôi dạy con cái vất vả, khổ sở đến dường nào. Từ nhận thức đó, những người đàn ông mới ý thức được trách nhiệm làm chồng và của họ trong gia đình và phải cùng vun tay với vợ để xây dựng và giữ gìn “tổ ấm”.

Với những tình huống hài kịch thú vị và hấp dẫn, vở diễn đã mang lại những tiếng cười sảng khoái và nhiều ý nghĩa cho người xem. Vở diễn do NSƯT Chí Trung đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật NSND Lê Hùng và sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ hài: NSƯT  Tuấn Hải, NSƯT Ngọc Huyền, Tuấn Anh,  Thành Trung, Quỳnh Dương, Phan Hòa, Thu Quỳnh, Thanh Tú, Đức Hiệp, Bá Anh,  Sĩ Tiến, Thanh Dương, Ngọc Bích, Đức Khuê, Vân Dung… 

                                                                                  Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục