Lâu nay, phim Việt vẫn loay hoay tìm "phao cứu hộ" nhằm thoát khỏi tình trạng "con hát mẹ khen hay" ở trong nhà, vì toàn "quân ta" cả nên có thể một bỏ làm mười cũng chẳng sao, lọt sàng xuống nia, đi đâu mà thiệt. Nhưng khi đem chuông ra đấm "sân nhà" mà vẫn phải chịu cảnh lọt sàng rơi vào thúng thiên hạ. Liệu bộ phim "hot" Cánh đồng bất tận đang được trình chiếu sẽ mách bảo điều gì?

Từ truyện thành phim

Cánh đồng bất tận được chuyển thể từ truyện vừa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Truyện này của cô gái đất Mũi đã nhận nhận được giải của Hội Nhà văn Việt Nam (2006) và Giải thưởng Văn học ASEAN (2008). Êkip sản xuất bộ phim gồm những gương mặt ít nhiều đã có thương hiệu như: nhà biên kịch Ngụy Ngữ, nhà biên tập Nguyễn Hồ, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, giám đốc hình Nguyễn Tranh, nhạc sĩ Quốc Trung, chuyên gia dựng phim Folmer Martin Wiesinger (Mỹ), họa sĩ thiết kế Mã Phi Hải,... cùng sự hội tụ của dàn diễn viên như: Đỗ Hải Yến, ngôi sao Việt kiều Dustin Nguyễn, Tăng Thanh Hà, Mỹ Uyên, Võ Thanh Hòa, Ninh Dương Lan Ngọc,...

Bộ phim lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ.

So với nguyên tác truyện vừa của Nguyễn Ngọc Tư, phim có đôi chút thay đổi cho thích hợp với ngôn ngữ và điều kiện dàn dựng của điện ảnh là điều rất bình thường. Chỉ có điều, các nhà sản xuất phim dám đưa lên màn ảnh một câu chuyện vốn dĩ đã ít nhiều có những "hệ lụy" là một sự dũng cảm rất đáng ghi nhận.

Cảnh trong phim Cánh đồng bất tận.

Hé lộ hướng đi cho phim Việt?

Cánh đồng bất tận là một tác phẩm hiếm hoi đã hai lần "vượt biên" sang xứ sở kim chi. Lần thứ  nhất truyện được chuyển ngữ sang tiếng Hàn vào năm 2007. Và sau đấy 3 năm,Cánh đồng bất tận là bộ phim duy nhất đại diện cho VN tham gia Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 15 - Liên hoan phim lớn nhất của châu Á diễn ra từ ngày 7-15/10/2010 tại Hàn Quốc với sự tham dự của 60 quốc gia và 300 phim. Trong dịp tham dự Liên hoan phim châu Á lần này, Cánh đồng bất tận được công chiếu tại Hàn Quốc trước sự chứng kiến của gần 10.000 quan khách trong vòng 9.

Đáng lưu ý là bộ phim này kiếm được một suất tài trợ từ Quỹ Điện ảnh Châu Á (ACF) để thực hiện hậu kỳ trong tổng số 5 phim của châu Á nhận được tài trợ này, (có 2 phim của nước chủ nhà Hàn Quốc) cũng là một cơ may.

Có được điều đó, ngoài sự cố gắng và tính chuyên nghiệp cần thiết của êkip làm phim, nhà sản xuất, thiết nghĩ để phim Việt có một hướng đi cần thiết phải biết PR từ khâu kịch bản thông qua các tác phẩm văn học đã được khẳng định, thay vì các hãng phim tự mình đặt hàng một ai đó viết kịch bản rồi đem vào sản xuất theo kiểu các phim "cúng cụ" được nhà nước đặt hàng, nghiệm thu xong lại đem vào kho đắp chiếu.

Một kịch bản được thẩm định từ các hội đồng văn chương chuyên nghiệp trong nước và quốc tế, được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác, chắc chắn là khúc dạo đầu hữu hiệu, cần thiết cho sự ra đời của một bộ phim hay. Chưa chắc một truyện ngắn hay một tiểu thuyết được giải ở trong nước đã là tấm thẻ bảo đảm cho một bộ phim hay, nhưng sẽ chẳng thể có phim hay từ những kịch bản theo kiểu ăn xổi, ở thì do chính các nhà văn nghiệp dư hay nhà sản xuất tự thẩm định được.

Sở dĩ Cánh đồng bất tận được công chúng mong đợi chính là nhờ hội tụ được nhiều yếu tố từ khâu kịch bản đến biên kịch, biên tập, đạo diễn, ghi hình, diễn viên, dựng cảnh, hậu kỳ,... Ngoài PR ở khâu kịch bản, thì phim đã không ngần ngại PR thông qua việc sử dụng trailer để quảng cáo ở rạp và ngay trước khi chiếu. Đấy là bước đi khá táo bạo và rất hiện đại, nhưng xem ra còn khá dè dặt đối với phim Việt. Sử dụng các cảnh "hot" để làm trailer thực sự đã gây được sức hút lớn đối với công chúng. Ngay cả các "sao", dù họ đã từng tham gia đóng các cảnh nóng, nhưng vẫn bị hút bởi trailer của Cánh đồng bất tận.

Để PR, phần lớn các phim Việt thường sử dụng các cuộc phỏng vấn những người tham gia sản xuất. Qua đó những người này hoặc là tranh thủ PR cho chính mình hoặc để lộ ra quá trình quay, dàn dựng, làm hậu kỳ... mà lẽ ra những điều này càng giữ kín càng tốt.  Yếu tố "bí mật" bao giờ cũng có tác dụng kích thích sự tò mò, hiếu kỳ của một bộ phận không nhỏ công chúng.

Hy vọng rằng cách làm này có thể mách bảo điều gì cho điện ảnh nước ta trong quá trình tìm hướng đi cho phim Việt.

                                                                                 Theo Báo CAND

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục